Phân tích tình hình tăng (giảm) năng suất lao động

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun phân tích hoạt động kinh doanh (nghề kế toán doanh nghiệp trình độ trung cấp) (Trang 25 - 29)

5. Phương pháp cân đối

1.3. Phân tích tình hình tăng (giảm) năng suất lao động

Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động có thể sáng tạo ra một số sản phẩm vật chất có ích trong 1 đơn vị thời gian nhất định, hoặc thời gian lao động hao phí để sản xuất ra sản phẩm. Năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh

Tốc độ phát triển = x 100% = 150% Mức biến động số lượng lđ tương đối = 120 – (100 * 150%) = - 30 (người) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (tốc độ phát triển) giá trị sản xuất

Giá trị sản xuất thực tế (năm nay)

=

doanh, không ngừng nâng cao năng suất lao động là biện pháp chủ yếu giá thành sản phẩm.

Như vậy, năng suất lao động càng cao thì chi phí lao động xã hội tính trên 1 sản phẩm càng thấp và ngược lại

Đối với doanh nghiệp sản xuất, năng suất lao động được xác định: NSLĐ = Khối lượng sản phẩm sản xuất/Thời gian lao động (1)

NSLĐ = Thời gian lao động/Khối lượng sản phẩm sản xuất (2)

Thực tế trong các doanh nghiệp sản xuất rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, cho nên chỉ tiêu (1) trên không sử dụng số lượng sản phẩm tính bằng giá trị sản phẩm sản xuất. Tuy nhiên, để đảm bảo tính so sánh được thì thước đo giá trị phải được tính theo giá cố định và giá trị sản xuất dùng để tính năng suất lao động phải được loại trừ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu

Sở dĩ như vậy vì, giá trị sản xuất là sự kết tinh của lao động quá khứ (vật hóa, NVL, khấu hao...) và lao động sống. Sự kết tinh này trong 1 sản phẩm giữa các kì phân tích sẽ khách nhau, nên chỉ tiêu NSLĐ tính ra sẽ khác nhau. Việc khác nhau này không phải do thay đổi lao động mới tạo ra mà do giá trị lao động quá khứ của xã hội đã tạo ra trước đó.

Lượng thời gian hao phí có thể sử dụng nhiều đơn vị thời gian khác nhau (giờ, ngày, tháng , năm)

- Năng suất lao động bình quân giờ : chính là giá trị sản xuất bình quân một giờ làm việc của công nhân sản xuất trực tiếp

Nh=Gs Tg

- Năng suất lao động bình quân ngày: nói lên khối lượng sản xuất thực hiện một ngày công

Nd=Gs Tn

- Năng suất lao động bình quân năm: phản ánh khối lượng sản phẩm sản xuất được trong năm của một công nhân

Nn= Gs CN

Trong đó:

Tg : Tổng số giờ làm việc trong năm của toàn bộ công nhân Tn : Tổng số ngày làm việc trong năm của toàn bộ công nhân Gs : Giá trị sản xuất

CN: Số công nhân bình quân trong năm

n: Số ngày làm việc bình quân trong năm của 1 công nhân h: Số giờ làm việc bình quân trong ngày của 1 công nhân

- Năng suất lao động giờ: chính là giá trị sản xuất bình quân 1 giờ làm việc của công nhân sản xuất trực tiếp

Năng suất lao động giờ biến động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nhưng có thể quy về các nhân tố sau:

+ Do trình độ thành thạo về kỹ thuât, kỹ năng của công nhân

+ Do trình độ cơ giới hóa, tự động hóa cao hay thấp, tình trạng máy móc thiết bị mới hay cũ

+ Do phẩm chất, quy cách, số lượng vật liệu cung cấp cho sản xuất có đầy đủ không

+ Do trình độ quản lý, tổ chức sản xuất, bố trí nơi làm việc, sử dụng kích thích lao động

- Năng suất lao động ngày: nói lên khối lượng sản xuất thực hiện trong một ngày công. Nó không chỉ phản ánh năng suất lao động giờ mà còn phản ánh tình hình sử dụng thời gian lao động trong ngày. Giữa chỉ tiêu năng suất lao động giờ và năng suất lao động ngày có mối quan hệ như sau:

NSLĐ ngày = Số giờ làm việc bình quân trong ngày x NSLĐ trong một giờ Qua công thức này, nếu tốc độ tăng năng suất lao động ngày cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động giờ, thì chứng tỏ số giờ làm việc trongngày đã tăng lên và ngược lại. Từ mối liên hệ này cho phép ta đánh giá được tình hình sử dụng số giờ công lao động của một công nhân sản xuất trong ngày.

- Năng suất lao động năm: phản ánh khối lượng sản phẩm sản xuất được trong năm của một công nhân. Giữa chỉ tiêu năng suất lao động năm và năng suất lao động ngày được thể hiện qua công thức:

NSLĐ năm = Số ngày làm việc bình quân một công CNSX trong năm x NSLĐ ngày

Qua công thức này, nếu tốc độ tăng năng suất lao động năm cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động ngày, thì chứng tỏ số ngày làm việc bình quân một công nhân sản xuất trong năm tăng lên và ngược lại. Từ mối liên hệ này cho phép ta đánh giá được tình hình sử dụng số ngày công lao động của một công nhân sản xuất trong năm.

Thông qua 3 loại năng suất lao động được trình bày trên ta có thể thiết lập được phương trình biểu hiện mối liên hệ các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất.

Gs = CN x n x h x Nh

Nếu các chỉ tiêu về lao động thay đổi sẽ làm cho giá trị sản xuất thay đổi, bằng phương pháp thay thế liên hoàn ta có thể đánh giá được ảnh hưởng từng nhân tố đến giá trị sản xuất.

Phân tích chỉ tiêu năng suất lao động năm:

- Chỉ tiêu phân tích: Nn = n x h x Nh

 Xác định: Nn0 , Nn1

Kỳ gốc: Nn0 = n0 x h0 x Nh0 Kỳ phân tích: Nn1 = n1 x h1 x Nh1

- Đối tượng phân tích: ∆Nn = Nn1 - Nn0

Phương pháp phân tích:

Phân tích chung tình hình sử dụng năng suất lao động là xem xét đánh giá tình hình biến động năng suất lao động giờ, ngày, năm, đồng thời tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động đó nhằm xác định trọng tâm phân tích, đề ra biện pháp không ngừng nâng cao năng suất lao động.

Phân tích năng suất lao động cần áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp so sánh, phương pháp số chênh lệch và thực hiên theo các nội dung sau:

- So sánh, xác định mức độ tăng, giảm các loại năng suất lao động. Trên cơ sở đó, đánh giá tình hình thực hiện các loại năng suất lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động theo giờ công, ngày công.

- Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu giá trị sản xuất trong kỳ, trong đó đi sâu phân tích nhân tố năng suất lao động.

- Phân tích, tìm hiểu nguyên nhân gây ảnh hưởng của các nhân tố, đặc biệt là số ngày làm việc bình quân một công nhân.

Đánh giá biến động năng suất lao động

- Năng suất lao động giờ: giảmbiểu hiện không tốt, nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này có thể do trình độ thành thạo kỹ thuật của công nhân chưa tốt, máy móc thiết bị cũ kỹ, quy cách, phẩm chất nguyên vật liệu không đảm bảo.

- Năng suất lao động ngày: Nếu tốc độ tăng năng suất lao động ngày lớn hơn năng suất lao động giờ, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tốt giờ công lao động trong ngày. Nếu tốc độ tăng năng suất lao động ngày nhỏ hơn năng suất lao động giờ, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chưa tốt giờ công lao động ngày. - Năng suất lao động năm: Nếu tốc độ tăng năng suất lao động năm lớn hơn năng suất lao động ngày, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tốt ngày công lao động trong năm. Nếu tốc độ tăng năng suất lao động năm nhỏ hơn năng suất lao động ngày, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chưa tốt ngày công lao động năm.

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun phân tích hoạt động kinh doanh (nghề kế toán doanh nghiệp trình độ trung cấp) (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)