Căn cứ vào phương pháp quản lý, toàn bộ sản phẩm được chia làm 2 loại:
Sản phẩm so sánh được Sản phẩm không so sánh được
Là những sản phẩm đã chính thức sản xuất ở nhiều kỳ và quá trình sản xuất ổn định
Là những sản phẩm mới đưa vào sản xuất hoặc mới sản xuất thử, quá trình sản xuất chưa ổn định
Tài liệu về giá thành thực tế cũng như kế hoạch tương đối chính xác, đáng tin cậy
Là căn cứ để so sánh khi dùng làm tài liệu phân tích
Tài liệu giá thành kế hoạch đôi khi thiếu chính xác, giá thành thực tế còn nhiều biến động
Chưa đủ căn cứ so sánh khi dùng làm tài liệu phân tích
- Mục đích phân tích: nhằm đánh giá chung tình hình biến động tổng giá thành theo từng loại sản phẩm để nhận định một cách tổng quát khả năng tăng giảm lợi nhuận của doanh nghiệp là do tác động của giá thành sản phẩm nào? Cần nghiên cứu giảm giá thành loại sản phẩm nào?
- Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh (tuyệt đối và tương đối) để so sánh giữa tổng giá thành thực tế với tổng giá thành kế hoạch tính theo sản lượng sản xuất thực tế
Loại sản phẩm Số lượng sản phẩm Giá thành đv năm nay Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Sản phẩm so sánh được - Sản phẩm A 20.000 19.000 950 980 - Sản phẩm B 15.000 17.000 4.900 4.800 - Sản phẩm C 10.000 12.000 480 450 Sản phẩm không so sánh được - Sản phẩm D 1.000 1.000 2.000 2.100
Căn cứ vào sản lượng sản xuất và giá thành đơn vị của các lọai sản phẩm , ta lập bảng phân tích sau: Loại sản phẩm Tổng giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế Tổng giá thành thực tế Chênh lệch Mức Tỷ lệ % Sản phẩm so sánh được - Sản phẩm A 18.050 18.620 +570 +3,16% - Sản phẩm B 83.300 81.600 -1.700 - 2,04% - Sản phẩm C 5.760 5.400 -360 -6,25% Cộng 107.110 105.620 -1.490 -1,39% Sản phẩm 0 so sánh được - Sản phẩm D 2.000 2.100 +100 +5% Tổng cộng 109.110 107.720 -1.390 -1,27%
Qua bảng phân tích trên ta có nhận xét sau:
Tổng giá thành của toàn bộ sản phẩm, thực tế so với kế hoạch giảm 1.390 ngàn đồng, tỷ lệ giảm 1,27%. Như vậy, công tác quản lý chi phí và
phấn đấu hạ giá thành đã được thực hiện tốt.Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn, ta đi sâu xem xét kết quả hạ giá thành ở từng loại sản phẩm.
- Sản phẩm so sánh được: Tổng giá thành thực tế so với kế hoạch giảm 1.490 ngàn đồng, tỷ lệ giảm là 1,39% là do sản phẩm B và C có tổng giá thành giảm khá nhiều (sản phẩm B giảm 1.700 ngàn đồng, tỷ lệ giảm 2,04%, sản phẩm C giảm 360 ngàn đồng, tỷ lệ giảm 6,25%) ngược lại, tổng giá thành sản phẩm A tăng 570 ngàn đồng, tỷ lệ tăng 3,16%. Như vậy, doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu các khoản mục giá thành sản phẩm A để tìm ra nguyên nhân làm tăng giá thành mà có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Sản phẩm không so sánh được: Chỉ có sản phẩm D mới sản xuất kỳ này và khối lượng sản xuất cụng ít, có tính chất thăm dò nhưng giá thành thực tế lại cao hơn kế hoạch đề ra. Nếu tài liệu giá thành kế hoạch này là chính xác, đang tin cậy thì doanh nghiệp cũng nên tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giảm giá thành ngay.
Bài tập vận dụng
Xác định chênh lệch về mức độ và tỷ lệ của giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm giữa thực tế năm nay với kế hoạch năm nay hoặc với thực tế năm trước. Cho nhận xét
Sản phẩm Giá thành đơn vị năm trước Giá thành đơn vị năm nay Thực tế so với kế hoạch Thực tế so với năm trước Kế hoạch so với năm trước Kế hoạch Thực tế Mức Tỷ lệ % Mức Tỷ lệ % Mức Tỷ lệ % A 1.000 950 980 B 5.000 4.900 4.800 C 500 480 450 D - 2.000 2.100
Yêu cầu đánh giá
- Trình bày ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích giá thành sản phẩm
- Trình bày phương pháp để phân tích tình hình biến động giá thành đơn vị và tổng giá thành
BÀI 4
PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU CHI PHÍ TRÊN 1.000 ĐỒNG DOANH THU VÀ CÁC KHOẢN MỤC GIÁ THÀNH
Mã bài: MĐ 23 - 04 Giới thiệu:
Thông qua phân tích chi phí trên 1.000 đồng doanh thu sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận diện mức độ ảnh hưởng của các nhân tố làm tăng, giảm chi phí chi ra để sản xuất và tiêu thụ 1.000 đồng sản phẩm,từ đó đánh giá đúng hiệu quả công tác quản lý chi phí tại doanh nghiệp. Để biết được phương pháp phân tíchchi phí trên 1.000 đồng doanh thu, chúng ta cùng đi tìm hiểu những nội dung sau đây.
Mục tiêu:
- Nêu được phương pháp để phân tích chung chỉ tiêu chi phí trên 1.000 đồng doanh thu
- Xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu chi phí trên 1.000 đồng doanh thu.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản phẩm hàng hoá và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
- Làm được các bài tập ứng dụng.
- Nghiêm túc, tích cực, chủ động trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Nội dung chính:
1. Phân tích chung chỉ tiêu chi phí trên 1.000 đồng doanh thu
Chi phí trên 1.000 đồng doanh thu (F) là chỉ tiêu phản ánh mức chi phí chi ra để sản xuất và tiêu thụ 1.000 đồng sản phẩm.
Nội dung phân tích bao gồm cả việc xác định biến động của chỉ tiêu F giữa các kỳ cũng như xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu F.
Phân tích chung:
Chỉ tiêu được biểu hiện như sau:
Trong đó:
Q0 : Sản lượng sản xuất kế hoạch Q1 : Sản lượng sản xuất thực tế
Z0 : Giá thành sản xuất đơn vị kế hoạch Z1 : Giá thành sản xuất đơn vị thực tế G0 : Giá bán đơn vị kế hoạch
G1 : Giá bán đơn vị thực tế