Sản phẩm không phân chia thứ hạng về chất lượng

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun phân tích hoạt động kinh doanh (nghề kế toán doanh nghiệp trình độ trung cấp) (Trang 53 - 58)

2. Phân tích kết quả sản xuất và sự thích ứng với thị trường

3.2. Sản phẩm không phân chia thứ hạng về chất lượng

Sản phẩm không phân chia thứ hạng về chất lượng là những sản phẩm khi sản xuất ra nếu hội đu tiêu chuẩn về chất lượng (tiêu chuẩn kỹ thuật, hàm lượng, độ chính xác …) thì được xem là thành phẩm nhập kho chờ tiêu thụ.Nếu không đủ tiêu chuẩn thì trở thành sản phẩm hỏng không tiêu thụ được. Thông thường những sản phẩm này đòi hỏi tính chính xác cao về chất lượng như sản phẩm thuộc ngành điện tử, dược phẩm, thiết bị y tế…

Thông thường các doanh nghiệp không lập kế hoạch về các sản phẩm hỏng, tuy nhiên tùy theo đặc thù của từng sản phẩm mà có những doanh nghiệp vẫn dự kiến mức độ sản phẩm hỏng như ngành thủy tinh.

a. Chỉ tiêu phân tích

- Chỉ tiêu sử dụng trong phân tích là tỉ lệ sản phẩm hỏng (hay tỉ lệ phế phẩm) - Tỉ lệ sản phẩm hỏng có hai cách tính:

 Tính bằng hiện vật:

Số lượng sản phẩm hỏng

Tỉ lệ sản phẩm hỏng = x100%

Số lượng sản phẩm hỏng + Số lượng thành phẩm Tỉ lệ sản phẩm hỏng tính bằng hiện vật có ưu điểm là không chịu ảnh hưởng có sự biến động về giá, nhưng có những nhược điểm sau:

- Cách tính này không giúp cho người quản lý tính tỉ lệ sản phẩm hỏng bình quân cho nhiều loại sản phẩm hoặc cho toàn doanh nghiệp.

- Không phản ánh chính xác tình hình sai hỏng trong sản xuất bởi vì bỏ sót phần thiệt hại về sản phẩm có thể sửa chữa được.

 Tính bằng giá trị:

Chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng

Tỉ lệ sản phẩm hỏng = x 100%

Chi phí sản xuất Trong đó:

= +

Tỉ lệ sản phẩm hỏng có thể tính riêng cho từng loại sản phẩm và có thể tính chung cho toàn doanh nghiệp.

b. Phương pháp phân tích

Phân tích kết quả sản xuất về chất lượng được thực hiện bằng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn.

c. Nội dung phân tích

- Đánh giá chung tất cả sản phẩm: so sánh tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân thực tế với tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân kế hoạch (kỳ trước).

+ Tỉ lệ sản phẩm hỏng bình quân thực tế ¿ Tỉ lệ sản phẩm hỏng bình quân kế hoạch (kỳ trước): Kết quả sản xuất thực tế kỳ này có chất lượng tốt hơn kế hoạch (kỳ trước).

Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng

sửa chữa được

Chi phí sản xuất của sản phẩm hỏng không

sửa chữa được Chi phí thiệt hại

+ Tỉ lệ sản phẩm hỏng bình quân thực tế ¿ Tỉ lệ sản phẩm hỏng bình quân kế hoạch (kỳ trước): Kết quả sản xuất thực tế kỳ này có chất lượng kém hơn kế hoạch (kỳ trước).

- Xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân. Tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân chịu ảnh hưởng của hai nhân tố: Kết cấu mặt hàng và tỉ lệ sản phẩm hỏng cá biệt từng sản phẩm.

+ Mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng:

Kết cấu mặt hàng trong trường hợp này là tỉ trọng về chi phí sản xuất của mỗi loại sản phẩm so với tổng chi phí sản xuất. Mỗi loại sản phẩm có tỷ lệ sản phẩm hỏng khác nhau, có sản phẩm có tỷ lệ sản phẩm hỏng cao, có sản phẩm có tỷ lệ sản phẩm hỏng thấp, nên khi kết cấu mặt hàng sản xuất thực tế khác kết cấu mặt hàng sản xuất kế hoạch thì tỷ lệ sản phẩm hỏng thực tế bình quân sẽ thay đổi mặc dù tỷ lệ sản phẩm hỏng thực tế và tỷ lệ sản phẩm hỏng kế hoạch (kỳ trước) của từng sản phẩm không thay đổi, sự thay đổi không phải do nâng cao chất lượng sản phẩm mà do thay đổi kết cấu mặt hàng.

Để xác định mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng cần thiết phả tính tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân kế hoạch trong trường hợp kết cấu mặt hàng thực tế. X = x 100% Mức độ ảnh hưởng kết cấu mặt hàng đến tỉ lệ sản phẩm hỏng bình quân: Tỷ lệ sp hỏng KH từng loại sản phẩm Chi phí sản xuất thực tế từng loại sp Tỷ lệ sp hỏng bình

quân KH theo kết cấu

mặt hàng thực tế Tổng chi phí sản xuất thực tế

trong kỳ

Tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân kế hoạch theo kết

cấu mặt hàng thực tế

Tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân kế hoạch

Mức độ ảnh hưởng của tỷ lệ sản phẩm hỏng cá biệt từng sản phẩm:

Ví dụ

Có số liệu về hoạt động kinh doanh của cty A như sau: Sản

phẩm

Chi phí sản xuất CPSX SP hỏng

không sửa chữa được

CPSX SP hỏng

sửa chữa được

Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện A B 600 1.400 800 1.000 10 5 12 4 20 10 14 12 Yêu cầu: 1/ Tính tỷ lệ sản phẩm hỏng từng loại sản phẩm 2/ Tính tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân của DN

3/ Tính tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân của DN kỳ thực hiện so với kế hoạch theo phương pháp thay thế liên hoàn

=> Hướng dẫn giải 1/ Tỷ lệ sản phẩm hỏng từng loại sản phẩm Tỷ lệ sản phẩm hỏng A - Kỳ kế hoạch: (10 + 20)/600 *100% = 5% - Kỳ thực hiện: (12+ 14)/800*100% = 3,25% Tỷ lệ sản phẩm hỏng B - Kỳ kế hoạch: (5 + 10)/1.400 *100% = 1,07% - Kỳ thực hiện: (4+ 12)/1.000*100% = 1,6% 2/ Tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân của DN - Kỳ kế hoạch: (10 + 20+5+10)/(600 +1.400) *100% = 2,25% - Kỳ thực hiện: (12+14+4+ 12 )/(800+ 1.000)*100% = 2,33% Tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân kế hoạch theo kết

cấu mặt hàng thực tế Tỷ lệ sản phẩm hỏng

Biến động tỷ lệ sp hỏng bình quân của DN : ∆ = 2,33% - 2,25% = 0,08%

3/ Tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân của DN kỳ thực hiện so kế hoạch theo pp thay thế liên hoàn

- Tỷ lệ sp hỏng BQ kết

cấu mặt hàng thực tế =

800 x 5% + 1.000 x 1,07%

= 2,82% 800 + 1.000

- Mức độ ảnh hưởng của kết cấu đến chỉ tiêu tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân

2,82%- 2,25% = 0,57%

- Mức độ ảnh hưởng tỷ lệ sản phẩm hỏng cá biệt của từng loại sản phẩm đến tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân:

2,33% - 2,82% = - 0,49% Nhận xét:

- Kết cấu mặt hàng ảnh hưởng đến tỷ lệ sp hỏng bình quân tăng 0.57% - Tỷ lệ sp hỏng cá biệt ảnh hưởng đến tỷ lệ sp hỏng bình quân giảm

0.49%

 Cả 2 nhân tố trên tác động đồng thời làm cho chất lượng sp giảm

Bài tập vận dụng

Có số liệu về hoạt động kinh doanh của cty A như sau: Sản

phẩm

Chi phí sản xuất CPSX SP hỏng

không sửa chữa được

CPSX SP hỏng

sửa chữa được

Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện A B 800 1.200 1000 900 40 60 50 80 50 20 60 30 Yêu cầu: 1/ Tính tỷ lệ sản phẩm hỏng từng loại sản phẩm 2/ Tính tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân của DN

3/ Tính tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân của DN kỳ thực hiện so với kế hoạch theo phương pháp thay thế liên hoàn

BÀI 6

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP Mã bài: MĐ 23 - 06

Giới thiệu:

Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị cho từng đối tượng sử dụng.Phân tích báo cáo tài chính là đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu thể hiện trên báo cáo tài chính. Để làm được những việc đó, chúng ta cần đi tìm hiểu những nội dung sau.

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm, ý nghĩa, mục tiêu và nội dung của phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp;

- Vận dụng các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh để đánh giá khái quát tình hình tài chính và các tỷ số tài chính chủ yếu của doanh nghiệp; - Thực hiện được việc phân tích đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp để đưa ra các quyết định tài chính tối ưu từ kết quả của quá trình phân tích; - Trung thực, nhanh nhẹn nắm bắt hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Nội dung chính

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun phân tích hoạt động kinh doanh (nghề kế toán doanh nghiệp trình độ trung cấp) (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)