chữa tàu thủy?
Trong EVFTA, Việt Nam đã mở cửa dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa tàu thủy mã CPC 8868*cho nhà đầu tư, cung cấp dịch vụ EU (trong khi theo WTO, Việt Nam chưa cam kết gì về dịch vụ này).
Cụ thể, Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho EU cung cấp dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa tàu qua biên giới, tiêu dùng ở nước ngoài.
Về việc nhà đầu tư EU thành lập hiện diện thương mại, Việt Nam có 02 cam kết khác nhau:
Đối với dịch vụ sửa chữa tàu biển: chỉ cho phép duy nhất hình thức liên doanh trong đó tổng vốn nước ngoài không quá 70%
Đối với dịch vụ sửa chữa tàu thủy nội địa: chỉ cho phép duy nhất hình thức liên doanh trong đó tổng vốn nước ngoài không quá 51%
Trong EVFTA, Việt Nam có cam kết mở cửa đối với 04 nhóm dịch vụ hỗ trợ vận tải biển bao gồm: đại lý hàng hải (CPC 748*), thông quan, kho bãi container và xếp dỡ container (CPC 7411). Chú ý là một số các dịch vụ này về bản chất cũng có thể được xếp vào nhóm các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải (ví dụ hoạt động xếp dỡ container) nhưng từ góc độ cam kết thì được loại trừ khỏi nhóm dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải để thực hiện theo cam kết tại đây.
Về mức độ cam kết, so với WTO, trong EVFTA Việt Nam có cam kết với 01 dịch vụ mới (dịch vụ đại lý hàng hải CPC 748*), cam kết mở cửa rộng hơn với 01 dịch vụ (kho bãi container) và giữ nguyên mức cam kết WTO với 02 dịch vụ còn lại (thông quan, xếp dỡ container). Cụ thể:
Đối với dịch vụ đại lý hàng hải:Việt Nam cho phép cung cấp qua biên giới không hạn chế nhưng chỉ cho phép thành lập liên doanh tại Việt Nam với mức tổng vốn nước ngoài không vượt quá 49%. Ngoài ra, liên quan tới nhân sự nước ngoài, đối với dịch vụ này, Việt Nam có cam kết cho phép người quản lý EU được làm việc cho đại lý hàng hải.
Đối với dịch vụ kho bãi container:Việt Nam mở cửa toàn bộ, thay vì hạn chế hình thức cung cấp dịch vụ qua biên giới như trong WTO. Tuy nhiên, do các hoạt động bao gồm lưu kho container, nhằm chất hàng vào/dỡ hàng ra, sửa chữa và chuẩn bị container sẵn sàng cho việc gửi hàng, dịch vụ này về bản chất không thể cung cấp qua biên giới. Vì vậy việc mở thêm này trong EVFTA dường như không có nhiều ý nghĩa.
Đối với các dịch vụ thông quan và dịch vụ xếp dỡ container: Việt Nam giữ nguyên mức cam kết WTO, theo đó chưa cam kết gì với việc cung cấp dịch vụ qua biên giới và chỉ cho phép thành lập liên doanh (với dịch vụ thông quan thì mức vốn nước ngoài trong liên doanh không hạn chế, với Việt Nam có cam kết gì về các dịch vụ hỗ trợ