- Khả năng chi trả
4. Quản lý lao động trong doanh nghiệp.
4.1. Phân công lao động và hợp tác lao động
* Khái niệm phân công lao động.
Phân công lao động là sự phân chia công việc giữa những người tham gia sản xuất cho phù hợp với khả năng của họ về chức năng, nghề nghiệp, trình độ
91
chuyên môn, sức khoẻ, giới tính, sở trường. Nó là một hình thức nhất định của mối quan hệ giữa người với người trong quá trình lao động. Thực chất của phân công lao động là chuyên môn hoá những hoạt động sản xuất khác nhau nhằm nâng cao năng suất lao động.
* Nguyên tắc phân công lao động.
- Căn cứ vào năng lực, sở trường của người lao động.
- Căn cứ vào nguyện vọng của người lao động.
- Phân công phải xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người lao động.
- Đảm bảo sự phù hợp giữa các cá nhân người lao động với nhau.
- Phân công phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các điều kiện lao động cho người lao động.
- Phải đảm bảo quan hệ thích hợp giữa nhiệm vụ với quyền lợi.
* Tác dụng của phân công lao động.
Phân công lao động hợp lý có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả của sản xuất, tăng năng suất và hiệu quả lao động. Phân công lao động hợp lý tạo điều kiện chuyên môn hoá lao động, chuyên môn hoá được công cụ lao động, sử dụng những công cụ có năng suất lao động cao, người lao động có thể thực hiện thuận lợi các công đoạn của quá trình lao động được giao.
Phân công lao động theo hướng chuyên môn hoá tạo cho người lao động nhanh chóng quen với công việc, tạo điều kiện nâng cao trình độ nghề nghiệp, chuyên môn, người lao có được kỹ năng, kỹ xảo khi thực hiện công việc của mình.
* Các hình thức phân công lao động trong doanh nghiệp.
Trong nội bộ doanh nghiệp, phân công lao động được thực hiện trên cả ba mặt: theo vai trò, vị trí của từng loại công việc đối với quá trình sản xuất sản phẩm, theo tính chất công nghệ của sự thực hiện công việc và theo mức độ phức tạp của công việc hay nói cách khác phân công lao động trong doanh nghiệp thực hiện trên ba hình thức:
- Phân công lao động theo chức năng: Là hình thức phân công trong đó tách riêng các công việc khác nhau thành những chức năng lao động nhất định căn cứ vào vị trí và chức năng chính của doanh nghiệp. Loại hình này tạo nên cơ cấu lao động chung toàn xí nghiệp, cơ cấu phụ thuộc vào phân chia quyền hạn giữa các bộ phận chức năng giúp cho người lao động làm đúng phạm vi, không hao phí thời gian, nhờ đó đạt năng suất cao.
- Phân công lao động theo công nghệ: Là chia quá trình sản xuất ra các giai đoạn, các công đoạn, các dạng công việc, các bước công việc dựa trên tính chất,
92
đặc điểm của công cụ lao động và quá trình công nghệ để bố trí lao động cho phù hợp. Nhờ đó người lao động được chuyên môn hoá sâu, nhanh chóng có được kỹ năng , kỹ xảo do đó nâng cao được chất lượng sản phẩm và giảm chi phí đào tạo, tạo điều kiện cơ khí hoá, tự động hoá và nâng cao trình độ tổ chức.
- Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc: Là hình thức trong đó tách riêng các loại công việc khác nhau tuỳ theo tính chất phức tạp của nó. Hình thức này cho phép sử dụng những nhân viên có trình độ lành nghề, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tạo điều kiện trả thù lao hợp lý.
Ba hình thức phân công trên có quan hệ tương hỗ với nhau, nhà quản lý lao động dựa vào phân công lao động theo chức năng để phân công lao động theo công nghệ và phân công lao động theo tính chất phức tạp của công việc. Ngược lại, từ phân công lao động theo công nghệ và theo tính chất phức tạp của công việc nhà quản lý biết lao động thuộc chức năng nào.
* Hợp tác lao động.
Phân công lao động nhằm mục đích phát triển toàn diện con người và làm cho nội dung lao động phong phú, hấp dẫn, phát huy động lực sáng tạo bên trong quá trình lao động. Khi phân công lao động hợp lý sẽ có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng năng suất lao động. Phân công lao
động càng hợp lý thì hợp tác lao động càng rộng.
Hợp tác lao động là sự phối hợp hoạt động của cơ cấu lao động trong không gian và thời gian. C.Mác định nghĩa hợp tác lao động như sau: “ Khi nhiều người cùng làm việc với nhau nhằm mục đích chung trong cùng một quá trình lao động, hoặc trong quá trình lao động khác nhau nhưng có quan hệ với nhau thì lao động mang tính chất hợp tác”1. (Trích: CC.Mác Tư Bản, quyển 1, tập 2, NXB sự thật 1969 , tr 22)
Yêu cầu:
- Phải có các điều kiện vật chất như vốn máy móc thiết bị, nguyên vật liệu.
- Phải có sự quản lý.
- Phải có kỷ luật lao động.
Có hai hình thức hợp tác lao động:
- Hợp tác lao động về mặt không gian là hợp tác lao động giữa các phân
xưởng,giữa các ngành chuyên môn, hợp tác giữa những người lao động trong tổ sản xuất.
- Hợp tác về mặt thời gian là việc tổ chức ca làm việc trong ngày và đêm. Loại này thường được áp dụng đối với loại hình sản xuất vật chất, sản xuất lớn.
93
Phân công lao động và hợp tác lao động là hai nội dung liên kết chặt chẽ với nhau. Muốn quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, nhịp nhàng và đồng bộ thì phải có sự phân công lao động hợp lý, hợp tác lao động chặt chẽ. Trong doanh nghiệp công nghiệp, giải quyết được vấn đề phân công hợp tác lao động chính là giải quyết vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng lực lượng lao động.
4.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý lao động trong doanh nghiệp
* Cơ cấu bộ máy quản lý và các chính sách có liên quan:
Cơ cấu tổ chức quản lý bộ máy doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lý lao động .Việc tổ chức sắp xếp, điều phối lực lượng lao động có khoa học hợp lý hay không còn phụ thuộc vào cơ cấu ngành nghề, quy mô sản xuất, đặc điểm kỹ thuật của doanh nghiệp và việc tổ chức các phòng chức năng cũng như tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp .
Muốn sử dụng có hiệu quả con người trong sản xuất, trong lao động, điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là xây dựng chính sách nhân lực.Việc định ra chính sách trước hết phải phụ thuộc vào quan niệm về yếu tố con người .Trong lĩnh vực này đã từng có những trường phái khác nhau; trên cơ sở đó đã nảy sinh tính cách cư xử với con người theo những chính sách khác nhau và tất nhiên mang lại những hiệu quả khác nhau.Mỗi trường hợp phải có ưu, nhược điểm riêng.Tuy nhiên để tránh những điểm cực đoan của từng mô hình khi đề ra chính sách quản lý ,tổ chức lao động cần dựa trên những nguyên tắc sau:
+ Chính sách quản lý con người phải thật sự coi trọng con người
+ Chính sách quản lý con người vừa cứng rắn,vừa phải mềm dẻo để thích nghi với môi trường xung quanh.
+ Chính sách quản lý con người phải tạo cơ hội tốt để con người phát triển toàn diện hơn.
* Các vấn đề về phát triển sản xuất kinh doanh:
Chiến lược của ngành kinh tế nói chung,của doanh nghiệp nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lý lao động trong doanh nghiệp.
Các vấn đề về chính sách quản lý lao động như tạo nguồn lao động, cơ cấu lao động tối ưu, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, tất cả đều chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi chiến lược chung của nền kinh tế Nhà nước và của doanh nghiệp .
94
Nấc thang giá trị sống thay đổi đã làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của công nhân. Đây cũng là vấn đề mà những người quản lý lao động trong doanh nghiệp cần quan tâm.
Mục tiêu của mỗi doanh nghiệp hiện nay không chỉ là lợi nhuận đơn thuần
mà còn kèm theo mục tiêu về kinh tế xã hội. Do đó khi hình thành một chiến lược về lao động thì doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở các chiến lược về sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp mong muốn đạt được để có những chiến lược đúng đắn. * Các vấn đề về thị trường :
Có thể nói thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý trong doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung đều gắn với thị trường ,bằng quy luật cung cầu của mình thị trường sẽ quyết định xem doanh nghiệp đó có phát triển hay không, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quả như thế nào .Trong khi đó,việc tổ chức quản lý lao động trong doanh nghiệp một cách khoa học và phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của doanh
nghiệp đó trong nền kinh tế.
4.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý lao động trong doanh nghiệp
* Thực hiện tốt công tác tuyển dụng:
+ Tuyển những người có trình độ chuyên môn cần thiết, có thể làm việc đạt tới năng suất lao động cao, hiệu suất công tác tốt.
+ Tuyển được những người có kỷ luật , trung thực, gắn bó với công việc, với
doanh nghiệp.
+ Tuyển được những người có sức khoẻ, làm việc lâu dài trong doanh nghiệp với nhiệm vụ được giao.
* Hoàn thiệt tốt công tác phân công lao động:
Phân công công việc là một công việc đầu tiên cần thiết phải biết của 1 quản trị gia trong lĩnh vực công nghiệp quản lý lao động. Là việc mở đầu cho các vấn đề tuyển dụng nhân viên, là cơ sở cho việc bố trí nhân viên phù hợp. Đặt đúng người vào đúng việc hay ngành nghề mà họ đã được đào tạo sâu rộng.
* Thuyên chuyển và đề bạt người lao động:
- Thuyên chuyển người lao động:
Nhằm kích thích khả năng giỏi nhiều nghề và linh hoạt. thực hiện việc thuyên chuyển nhằm đáp ứng những đòi hỏi cần thiết về tổ chức. Mục đích cốt yếu của việc thuyên chuyển là nâng cao tính hiệu quả trong việc đạt tới các mục tiêu, do
95
đó một số doanh nghiệp thực hiện thuyên chuyển lao động ngay khi mà khả năng của họ tăng lên và bảo đảm những điều kiện thuận lợi.
Có 2 loại thuyên chuyển: Thuyên chuyển tạm thời và thuyên chuyển vĩnh viễn:
Thuyên chuyển tạm thời:Khi một người được chuyểntạm thời đến một công việc khác do thiếu người hay do ốm đau thì anh ta có cơ hội thể hiện khả năng biết nhiều nghề, tăng thêm kiến thức và năng lực của mình.
Thuyên chuyên vĩnh viễn: Khi một người thuyên chuyển có cơ hội, anh ta phải chứng minh điều kiện giá trị bản thân bằng việc phát triển vững chắc những kỹ xảo, thể hiện khuynh hướng hiện thời đặc biệt về mặt lãnh đạo.
- Đề bạt người lao động:
Đề bạt là thăng tiến của 1 người lao động tới 1 công việc tốt hơn kèm theo đó là trách nhiệm lớn hơn, uy tín và kỹ xảo cao hơn, được trả lương cao hơn và thời gian lao động hoặc điều kiện làm việc tốt hơn.
Đề bạt nhằm mục đích:
- Củng cố tính trung thành của người lao động đối với tổ chức
- Để giữ được những người lao động tốt và có tài năng
- Để thưởng công đối với năng lực, kỹ xảo và tính thật thà của người lao động.
- Nhằm đề cao phẩm chất lao động.
- Khuyến khích người lao động phục vụ tốt nhất theo khả năng của mình
- Để giảm bớt sự biến động lao động.
Trong đội ngũ lao động, việc đề bạt cần được thực hiện khi có đủ điều kiện. Trong trường hợp không có nhân sự để xếp vào chỗ trống của bộ phận đó thì nên tìm kiếm một vài ứng cử viên khác ở tổng doanh nghiệp.
Có 2 hình thức đề bạt: Đề bạt thẳng trong bộ phận và đề bạt ngang
- Đề bạt thẳng trong bộ phận: là viẹc đề bạt từ một bộ phận nào đó đến một cấp bậc tiếp theo trong cùng một bộ phận. Nếu một Công ty được tổ chức thành một số ít bộ phận chủ yếu thì kế hoạch đề bạt như vật sẽ có ít bất lợi hơn so với Công ty được chia nhỏ thành nhiều bộ phận riêng biệt.
- Đề bạt ngang: một người có thể được chuyển từ một cương vị trong một bộ phận đến cương vị cấp bậc cao hơn hoặc đến cương vị tương đương ở một bộ phận khác. Đề bạt ngang là dễ dàng nhất vì trong một Công ty có một số đơn vị thực hiện những hoạt động giống nhau.
* Kỷ luật trong lao động:
Kỷ luật có nghĩa là làm việc dựa trên tinh thần hợp tác theo cách thức thông thường và có nguy cơ với ý nghĩa đó, kỷ luật tốt nhất chính là sự tự giữ kỷ luật.
96
Có ba hình thức kỷ luật:
Kỷ luật ngăn ngừa: dựa trên cơ sở đưa ra những sự nhắc nhở và phê bình nhẹ nhàng có tính xây dựng. Người lao động sẽ thấy rằng họ không bị xấu và bị xỉ nhục.
Kỷ luật tích cực: là hình thức kỷ luật chính thức hơn và được tiến hành tế nhị, kín đáo. Mục đích là để sửa chữa và điều chỉnh kỷ luật tích cực tạo ra một cơ hội sửa chữa.
Kỷ luật trừng phạt: là cách cuối cùng đôi khi nó còn được gọi là kỷ luật đúng đẵn hay kỷ luật tiến bộ. Vì nó đưa ra những hình phạt nghiêm khắc hơn, tăng theo thời gian đối với những người bị kỷ luật.
* Tạo động lực trong lao động:
Lợi ích tạo ra động lực trong lao động, song thực tế động lực được tạo ra ở mức độ nào, bằng cách nào, điều đó phụ thuộc vào cơ chế cụ thể để sử dụng nó như là một nhân tố cho sự phát triển xã hội. Hay nói cách khác muốn lợi ích tạo ra được động lực phải tác động vào nó, kích thích nó, làm tăng gia hoạt động có hiệu quả của lao động, trong công việc, trong chuyên môn hay trong những chức năng cụ thể.
Để kích thích lợi ích người lao động, người ta dùng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó đặc biệt là kích thích kinh tế và tâm lý xã hội. Hai loại kích thích này gắn với lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động. Nó được coi như là một công cụ, một phương tiện, một cơ chế để có thể thực hiện được những lợi ích của người lao động trong thực tiến.
* Trả công cho người lao động hợp lý
Hình thức này khuyến khích người lao động ra sức học tập văn hoá kỹ thuật, nghiệp vụ để nâng cao trình độ lành nghề, ra sức phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cải tiến phương pháp lao động, sử dụng tốt máy móc thiết bị để nâng cao năng suất lao động. Góp phần thúc đẩy công tác quản lý doanh nghiệp, nhất là công tác quản lý lao động.
Vấn đề trả lương, thưởng cho người lao động trong doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa to lớn và quyết định trong cả quá trình sản xuất kinh doanh. Trả lương, thưởng đúng hợp lý có tính chất khoa học, là đòn bẩy kích thích người lao động phát huy hết khả năng to lớn cho việc làm ra nhiều sản phẩm và mang lại hiệu quả to lớn cho việc sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp và ngược lại nếu trả lương, thưởng không đúng thì không những không mang lại hiệu quả
97
kinh tế cao mà còn dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn , gây mất ổn định và mất cân bằng xã hội.
Do vậy, mục đích của việc trả lương, thưởng làm sao để người làm nhiều hưởng