Bố trí nhà xưởng sản xuất.

Một phần của tài liệu Giáo trình tổ chức quản lý sản xuất (nghề công nghệ ôtô cao đẳng) (Trang 102 - 105)

- Khả năng chi trả

2. Bố trí nhà xưởng sản xuất.

2.1.Khái niệm

Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp là tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không gian các phương tiện vật chất được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc để cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Kết quả : Hình thành các nơi làm việc, các phân xưởng, các bộ phận phục vụ sản xuất hoặc dịch vụ và dây chuyền sản xuất.

Mục tiêu của bố trí sản xuất là tìm kiếm, xác định một phương án hợp lý,

đảm bảo cho hệ thống sản xuất được hoạt động có hiệu quả cao, chi phí thấp , thích ứng nhanh với thị trường. Bố trí sản xuất có quan hệ chặt chẽ với loại quá trình sản xuất, chiến lược kinh doanh, phương tiện. thiết bịnhà xưởng sẵn có của mỗi doanh nghiệp.

2.2. Ý nghĩa, yêu cầu của việc bố trí sản xuất :

* Ý nghĩa :

- Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Bốtrí đúng

sẽ tạo ra năng suất chất lượng cao hơn, nhịp đọ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và

huy động tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

103

- Bố trí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽđến chi phí và hiệu quả hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Trong nhiều trường hợp, sựthay đổi trong bố trí sản xuất sẽ dẫn đến những vấn đề về tâm lý không tốt, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động.

- Hoạt động bố trí sản xuất đòi hỏi phải có sự nỗ lựcvà đầu tư rất lớn về sức lực và tài chính.

- Đây là một vấn đề dài hạn mà sai lầm sẽ khó khắc phục hoặc sẽ rất tốn kém.

* Các yêu cầu trong bố trí sản xuất : - Tính hiệu quả của hoạt động sản xuất. - An toàn cho ngưởi lao động.

- Thích hợp với đặc điểm thiết kế của sản phẩm và dịch vụ. - Phù hợp với khối lượng sản phẩm sản xuất.

- Đáp ứng những đòi hỏi của công nghệvà phương pháp chế biến.

- Thích ứng với môi trường sản xuất bao gồm cả môi trường bên trong, bên ngoài của doanh nghiệp.

2.3. Các loại hình bố trí sản xuất chủ yếu :

Xét về cơ sở lý luận thì có 3 loại hình bố trí sản xuất cơ bản là bố trí theo quá trình, bố trí theo sản phẩm và bố trí cố định. Việc lựa chọn loại hình bố trí nào phụ thuộc vào kiểu luồng công việc cần thiết diễn ra trong quá trình chế biến. Nhưng trên thực tế, việc kết hợp các lọai hình bố trí trên theo những cách thức khác nhau trên cơ sở ứng dụng kỹ thuật máy tính hiện đại, giúp cho doanh nghiệp thiết kế được nhanh và nhiều loại hình bố trí có hiệu quả cao.

a. Bố trí theo quá trình :

Bố trí theo quá trình phù hợp đối với loại hình sản xuất gián đoạn, khối lượng sản phẩm nhỏ , chủng loại sản phẩm nhiều. Sản phẩm hoặc chi tiết , bộ phận đòi hỏi quá trình chế biến khác nhau, thứ tự không giống nhau và sự di chuyển của nguyên vật liệu, bán thành phẩm cũng theo những con đường khác nhau. Tại nơi làm việc, máy móc thiết bị nhóm với nhau theo chức năng chứ không phải theo thứ tự chế biến.

104

Kiểu bố trí này phổ biến trong các doanh nghiệp cơ khí và đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ như ngân hàng, bệnh viện trường học …

b. Bố trí theo sản phẩm :

+ Bố trí theo sản phẩm có hiệu quả nhất đối với loại hình sản xuất lặp lại, thường được sử dụng để thiết lập luồng sản xuất sản phẩm thông suốt, nhịp nhàng, khối lượng lớn. Hoạt động chế biến sản phẩm chuyên môn hóa và tiêu chuẩn hóa cao. Công việc được phân chia thành hàng loạt những nhiệm vụ, tiêu chuẩn hóa, cho phép có sự chuyên môn hóa lao động và thiết bị. Mỗi đơn vị đầu ra đòi hỏi cùng một trình tự các thao táctừ đầu đến cuối. các nơi làm việc và thiết bị thường được bố trí thành dòngnhằm thực hiện đúng trình tự các bước công việc đã được chuyên môn hóa và tiêu chuẩn hóa , có khả năng sắp xếp quá trình tương ứng với những đòi hỏi về công nghệ chế biến sản phẩm. Máy móc, thiết bị chế biến có thể sắp đặt theo một đường cố định như các băng tải để nối liền giữa các hoạt động tác nghiệp với nhau, hình thành các dây chuyền.

+ Dây chuyền sản xuất có thể bố trí theo đường thẳng hoặc chữ U, L, M…

c. Bố trí cốđịnh vị trí :

Theo kiểu bố trí này, sản phẩm đứng cốđịnh ở một vị trí còn máy móc, thiết bị vật tư và lao động được chuyển đến đó để tiến hành sản xuất. Bản chất,

đặc điểm của sản phẩn qui định loại hình bố trí này, chẳng hạn như khối lượng, trọng lượng, kích cỡ, hoặc những yếu tôd khác làm cho sản phẩm rất khó hoặc không di chuyển được. Do đặc điểm này mà mà nguyên liệu, máy móc thiết bị

phải đưa đến trước tập kết ở nơi làm việc. Một yêu cầu rất quan trọng là tập kết nguyên liệu, vật tư đến đúng thời hạn và phải chuẩn bị nơi bảo quản an toàn.

Người ta cố gắng tổ chức sản xuất ởnơi khác đưa đến để chủ yếu là lắp ráp, nhằm giảm giá thành.

d. Hình thức bố trí hỗn hợp :

Trong thực tế thường sử dụng các hình thức bố trí hỗn hợp với sự kết hợp các hình thức đó ở những mức độ và dưới dạng khác nhau. Kiểu bố trí này sẽ phát huy những ưu điểm, đồng thời hạn chế những khuyết điểm của từng loại bố trí

105

Lý tưởng là lựa chọn được hệ thống bố trí vừa linh hoạt vừa có chi phí sản xuất thấp.Các hình thức bố trí hỗn hợp :

+ Bố trí hỗn hợp giữa bố trítheo quá trình và bố trí theo sản phẩm + Tế bào sản xuất

+ Bố trí theo nhóm công nghệ + Hệ thống sản xuất linh hoạt. 3. Quy phạm, quy trình kỹ thuật.

Qui phạm kỹ thuật là các tài liệu kỹ thuật do các cơ quan có thẩm quyền

ban hành qui định các nguyên tắc cơ bản, mẫu mực và đăng kiểm kỹ thuật buộc

phải tôn trọng trong công tác thiết kế, sản xuất, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị máy móc

Qui trình kỹ thuật là các tài liệu kỹ thuậtdo cơ quan có thẩm quyền ban hàn

qui định chi tiết từng việc làm và trình tự tiến hành chúng trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Tiêu chuẩn hóalà quá trình nghiên cứu, qui định và đưa vào áp dụng một

cách thống nhất, khoa học và hợp lý các cỡ loại, thông số, kích thước, các chỉ tiêu

đặc trưng cho chất lượng sản phẩm và các mặt khác có liên quan như phương

pháp thử, ghi nhãn, bao gói, bảo quản, các vấn đề chung về kỹ thuật (thuật ngữ,

ký hiệu,…)

Nhiệm vụ của DN

- Tuân thủ các qui phạm kỹ thuật và qui trình kỹ thuật

- Chủ động thực hiện tiêu chuẩn hóa quốc tế, khu vực , quốc gia,ngành, địa

phương và DN bằng các giải pháp thích hợp:

- Có quan điểm đúng đắn về công tác tiêu chuẩn hóa

- Tranh thủ sự ủng hộ của lãnh đạo DN

- Tổ chức bộ phận tiêu chuẩn hóa hợp lí

- Thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hóa

- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tiêu chuẩn hóa và đa dạng hóa.

Một phần của tài liệu Giáo trình tổ chức quản lý sản xuất (nghề công nghệ ôtô cao đẳng) (Trang 102 - 105)