- Khả năng chi trả
1. Công tác chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất
1.1. Khái niệm
Mỗi một công việc hay một công đoạn của quá trình sản xuất đạt kết quả tốt đều phải có sự chuẩn bị, sắp xếp có tuần tự nhất định. Việc chuẩn bị kỹ thuật sản xuất đối với quá trình sản xuất kinh doanh lại càng thể hiện rõ vai trò của nó. Bởi vì chỉ cần bất kỳ một sơ suất nhỏ nào trong bất kỳ giai đoạn nào của sản xuất do chuẩn bị kỹ thuật không tốt đều làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Cán bộ kỹ thuật là người có nhiệm vụ phải kiểm tra công tác chuẩn bị kỹ thuật sản xuất, phải là người giám sát, kiểm tra và phát hiện kịp thời những sai sót kỹ thuật. Đồng thời có biện pháp khắc phục sai sót, hỏng hóc để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra bình thường liên tục.
Để đảm bảo công tác chuẩn bị kỹ thuật được tốt doanh nghiệpcần tiến hành phân công, quy định, giao phó trách nhiệm cho từng cán bộ công nhân viên để tiện cho việc kiểm tra, giám sát và quản lý, tránh tình trạng kiểm tra không nghiêm khắc trách nhiệm không rõ ràng dẫn đến không biết ai, không biết bộ phận nào gây ra sai hỏng và phải chịu trách nhiệm, hay mọi người không nhận trách nhiệm về mình, không có ý thức trách nhiệm trong mọi công việc.
Doanh nghiệpluôn phải tổ chức kiểm tra lại máy móc thiết bị trước khi vận hành, các cán bộ kỹ thuật luôn phải kiểm tra chặt chẽ các khâu của dây chuyền sản xuất, bảo dưỡng, tra dầu mỡ cho máy móc thiết bị của phân xưởng, xí nghiệp. Tiến hành kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu trước khi đưa vào sử dụng, sản xuất bằng các phương pháp cảm quan hoặc qua các dụng cụ kiểm tra.
Sau khi sản xuất, phân xưởng, xí nghiệp cần có kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng máy móc nhằm đảm bảo tốt về kỹ thuật phục vụ cho các ca sản xuất sau.
100
Chuẩn bị kỹ thuật sản xuất trong Công ty là công tác quan trọng và phải nhận được sự quan tâm đúng mức của Công ty và các đơn vị cơ sở. Công tác chuẩn bị kỹ thuật sản xuất chỉ đạt hiệu quả cao khi các nhiệm vụ trên được tiến hành đồng bộ ăn khớp với nhau. Nó phải được sự quan tâm ủng hộ từ cấp Công ty cho tới cấp xí nghiệp phân xưởng và tới từng thành viên của Công ty. Có như vậy quá trình sản xuất mới diễn ra đúng thời gian, tiến độ đảm bảo đúng tiêu chuẩn và cho ra những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường. 1.2. Nội dung
1.2.1. Tổ chức hoạt động khoa học công nghệ trong doanh nghiệp
Khoa học công nghệ là yếu tố then chốt trong quá trình sản xuất - kinh
doanh của mỗi doanh nghiệp. Mọi quá trình sản xuất đều phải chịu sự tác động của khoa học công nghệ. Hoạt động khoa học công nghệ trong doanh nghiệp bao gồm hai mặt:
- Hoạt động khoa học về nghiên cứu, thí nghiệm, triển khai áp dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới, sản phẩm mới, phương pháp mới.
- Tổ chức, quản lý về kỹ thuật công nghệ trong các khâu của quá trình sản xuất như: quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý máy móc thiết bị…
Nhiệm vụ và nội dung quản lý khoa học công nghệ Nhiệm vụ:
- Chủ động xây dựng và thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ mới
- Tổ chức tốt các mặt quản lý khoa học công nghệ
- Nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật công nghệ, các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật công nghệ, các quy chế về quản lý chất lượng, chế độ vận hành máy… Nội dung:
- Chuẩn bị công tác kỹ thuật sản xuất, huy động mọi lực lượng kỹ thuật sẵn có để thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Tổ chức tốt công tác đánh giá chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm thông qua công tác đo lường sản phẩm.
- Giải quyết các vấn đề kỹ thuật sản xuất, các biện pháp kỹ thuật để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh
- Tăng cường công tác quản lý vận hành và sửa chữa, bảo dưỡng máy móc.
Tổ chức hoạt động khoa học công nghệ
- Doanh nghiệp tự tổ chức hoặc liên doanh, liên kết với các tổ chức khoa học, các cơ sở sản xuất hoặc cá nhân nhà khoa học trong và ngoài nước thông qua các hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Tổ chức cho cán bộ công nhân viên tham gia vào các phong trào sáng -
cải tiến khoa học kỹ thuật
- Tiến hành các hoạt động chuyển giao công nghệ và sở hữu công nghệ. Để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp cần phải triển khai các công tác chủ yếu:
+ Xây dựng các chương trình phát triển khoa học công nghệ; lập kế hoạch nghiên cứu ứng dụng, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ; chú trọng xây dựng các
101
phương án kinh tế kỹ thuật cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách đối với sản xuất.
+ Tích cực mở rộng quan hệ hợp tác, liên kết với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học.
+ Chủ động xác định nguồn vốn, huy động mọi nguồn vốn để đầu tư, thực hiện chương trình ứng dụng khoa học vào sản xuất.
+ Quản lý chặt chẽ hoạt động khoa học công nghệ Quản lý chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trung thực trình độ sản xuất, trình độ quản lý của doanh nghiệp.
Việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa to lớn và đem lại hiệu quả thiết thực về nhiều mặt, do đó nó là nhiệm vụ, là tiêu chuẩn và uy tín của người sản xuất nói riêng và doanh nghiệp nói chung.
* Nhiệm vụ quản lý và biện pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa do mình sản xuất hoặc kinh
doanh.
- Tổ chức kiểm tra để đảm bảo hang hóa đạt chất lượng đã đăng ký.
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dung (thong tin trung thực về hang hóa, hướng dẫn cách lựa chọn sản phẩm, cách sử dụng sản phẩm…)
- Có trách nhiệm tạo điều kiện cần thiết cho các cơ quan quản lý nàh nước tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Biện pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm
- Tăng cường quản lý kỹ thuật.
- Cải tiến tổ chức sản xuất.
- Tổ chức động viên mọi người tham gia phong trào thi đua nâng cao chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng.
* Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm
Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm có tác dụng phát hiện kịp thời các sai lệch làm hạ thấp chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp cần thiết để khắc phục nhằm ổn định chất lượng.
Công tác kiểm tra chất lượng bao gồm cả cán bộ kỹ thuật và công nhân sản xuất trực tiếp tham gia thực hiện. Việc kiểm tra phải thường xuyên, lien tục theo đúng quy trình công nghệ và nghiêm túc thực hiện các quy định về công tác kỹ thuật.
* Đối tượng, hình thức và phương pháp kiểm tra:
Đối tượng:
Đối tượng kiểm tra bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất và nhằm vào những đối tượng chủ yếu như:
- Tình trạng, quy cách vật liệu, bán thành phẩm trước khi đưa vào sản xuất
- Chất lượng sản phẩm đang sản xuất
- Trạng thái máy móc, dụng cụ sản xuất, kiểm tra, đo lường
- Chất lượng sản phẩm đã làm xong trong mỗi công đoạn sản xuất
- Phương pháp thao tác và việc thực hiện quy trình công nghệ Hình thức kiểm tra:
102
Có thể tiến hành kiểm tra theo:
- Bước công việc
- Địa điểm
- Đối tượng
- Giai đoạn sản xuất
- Hình thức 3 kiểm (công nhân tự kiểm, tổ kiểm, KCS kiểm) Phương pháp kiểm tra:
- Trực quan: Quan sát và nhận xét chất lượng các yếu tố về hình thức bên
ngoài
- Kiểm tra bằng dụng cụ: xác định các tính chất ngoài như: kích thước, nhiệt độ…
- Kiểm tra bằng phân tích: dung thiêtá bị chuyên môn để phân tích tính chất bên trong của sản phẩm như thành phần hóa học, độ rung…
- Kiểm tra tự động: do máy móc, thiết bị thực hiện, nó sữ tự động loại bỏ những sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu chất lượng sau mỗi công đoạn sản xuất.