Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hoạch định nhân lực tại Công ty Cổ phần kiến trúc Vinavic Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 25 - 26)

6. Bố cục của đề tài

1.3.2. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực

Quy trình dự báo nhu cầu nguồn nhân lực của Công ty CP Kiến trúc Vinavic Việt Nam được thực hiện theo các bước:

Bước 1: Xác định tình hình nhân lực hiện tại của Công ty theo các chức danh, vị trí;

Bước 2: Xác định khả năng thăng chức, luân chuyển công tác và nghỉ việc của các nhân viên hiện tại;

Bước 3: Dựa vào bảng kế hoạch kinh doanh để xác định số lượng, cơ cấu nhân lực cần có để thực hiện công việc;

Bước 4: Tổng kết và đề ra một số phương án giải quyết cho từng vị trí; Bước 5: Trình lên Ban Giám Đốc xét duyệt.

Công ty sử dụng kết hợp 2 phương pháp dự báo xu hướng đối với nhân lực khối văn phòng và phương pháp tính theo năng suất lao động đối với nhân lực khối ngoài văn phòng.

Phương pháp dự báo xu hướng: Phương pháp này dựa trên cơ sở nghiên cứu

nhu cầu nhân sự trong những năm qua để xác định nhu cầu nhân sự trong giai đoạn sắp tới, do tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua tương đối ổn định và tăng trưởng đều với mức trung bình hàng năm là 12% - 20%. Đây là phương pháp dễ thực hiện. Tuy nhiên, nó mang tính định hướng, kém

chính xác do chỉ dựa vào yếu tố thời gian và xu hướng phát triển chung của Công ty.

Phương pháp tính theo năng suất lao động:

Công thức: D = Q/W

Trong đó: D là nhu cầu nhân lực năm kế hoạch Q là tổng sản lượng năm kế hoạch

W là năng suất lao động của một người trong năm kế hoạch

Các thông số này đều được tính toán lại hàng năm dựa theo kế hoạch, chiến lược kinh doanh của công ty và chất lượng lao động thực tế.

Bảng 1.7: So sánh kết quả dự báo với nhu cầu nhân lực thực tế Công ty

Đơn vị: Người, Tỷ lệ (%)

Năm Cầu lao động theo dự báo Cầu lao động thực tế Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ (%) 2018 139 127 11 7,9 2019 141 150 9 6,3 2020 175 169 6 3,8 (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)

Qua bảng 1.7, cho thấy nhờ sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp dự báo xu hướng và phương pháp tính theo năng suất lao động mà mức chênh lệch về cầu nhân lực theo dự báo và thực tế là tương đối thấp. Chênh lệch cao nhất là 11 người (7,9%) vào năm 2018 và giảm dần qua các năm còn 9 người (6,3%) vào năm 2019 và 6 người (3,8%) vào năm 2020.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hoạch định nhân lực tại Công ty Cổ phần kiến trúc Vinavic Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 25 - 26)