Chương trình thức ăn cho heo nái

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn nhâm xuân tiến, huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 34 - 40)

Trước đẻ

Sau đẻ

(Nguồn: Kỹ thuật Nguyễn Hồng Thanh cung cấp)

lợn con. Cần phải theo dõi thường xuyên sức khỏe lợn mẹ, quan sát bầu vú, thân nhiệt lợn mẹ liên tục trong 3 ngày đầu sau khi đẻ để phát hiện các trường hợp bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời. Trước khi lợn đẻ 10 - 15 ngày cần chuẩn bị đầy đủ chuồng nái đẻ. Tẩy rửa vệ sinh, khử trùng tồn bộ ơ chuồng, nền chuồng, sàn chuồng dùng cho lợn con và lợn mẹ. Yêu cầu chuồng phải khơ ráo, ấm áp, sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng. Sau khi vệ sinh tiêu độc nên để trống chuồng từ 3 - 5 ngày trước khi lợn nái vào đẻ. Trước khi đẻ 1 tuần, cần vệ sinh lợn nái sạch sẽ, lợn nái được lau rửa sạch sẽ đất hoặc phân bám dính trên người, dùng khăn thấm nước xà phòng lau sạch bầu vú và âm hộ. Làm như vậy tránh được nguy cơ lợn con mới sinh bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc trực tiếp với lợn mẹ có vi khuẩn gây bệnh. Sau khi vệ sinh sạch sẽ cho lợn nái, chúng ta chuyển nhẹ nhàng từ chuồng chửa sang chuồng nái đẻ để lợn quen dần với chuồng mới.

Trong q trình chăm sóc lợn nái đẻ, cơng việc cần thiết và rất quan trọng đó là việc chuẩn bị ơ úm lợn cho lợn con. Ơ úm rất quan trọng đối với lợn con, nó có tác dụng phịng ngừa lợn mẹ đè chết lợn con, đặc biệt những ngày đầu mới sinh lợn con còn yếu ớt, mà lợn mẹ mới đẻ xong sức khỏe cịn rất yếu chưa hồi phục. Ơ úm tạo điều kiện để khống chế nhiệt độ thích hợp cho lợn con, đặc biệt là lợn con đẻ vào những tháng mùa đơng. Ngồi ra, ơ úm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập ăn sớm cho lợn con (để máng ăn vào ô úm cho lợn con lúc 3 ngày tuổi) mà không bị lợn mẹ húc đẩy và ăn thức ăn của lợn con. Vào ngày dự kiến đẻ của lợn nái, cần chuẩn bị xong ơ úm cho lợn con. Kích thước

ơ úm: 1,2 m x 1,5 m. Ô úm được cọ rửa sạch, phun khử trùng và để trống từ 3 - 5 ngày trước khi đón lợn con sơ sinh.

Chăm sóc lợn nái trong khi sinh

- Khi lợn đến ngày đẻ dự kiến thì chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để tiến hành đỡ đẻ cho lợn như: Chuẩn bị quây úm, bóng sưởi, thảm lót, khăn vải khơ sạch, bột lăn, dụng cụ cắt rốn, cồn sát trùng cuống rốn.

- Quan sát lợn nái có các dấu hiệu chuyển dạ đẻ bầu vú căng đưa tay xuống bóp thì sữa bắn thành tia. Lợn nằm xuống liên tục ít đứng lên, âm hộ ra dịch

màu hồng, lợn nái rặn từng cơn là lợn con sắp ra. Lúc này cần tạo không gian yên tĩnh hạn chế tiếng động mạnh để lợn mẹ được tự nhiên càng thoải mái càng tốt. Cứ sau mỗi cơn rặn mạnh, lợn mẹ co chân sau lên là lợn con được lợn mẹ rặn đẩy ra ngoài. Thường mỗi lợn con đẻ cách nhau 15 - 20 phút, cũng có khi lợn rặn đẻ ra ngồi 2 - 3 con liên tục. Thời gian đẻ hoàn tất là khoảng 2 - 5 giờ và ra nhau thai khoảng 2 - 3 giờ sau khi đẻ con cuối cùng (hoặc cũng có trường hợp nái vừa rặn đẻ con kết hợp với ra nhau).

Thực hiện đỡ đẻ

Kỹ thuật đỡ đẻ cho lợn con được em thực hiện như sau: - Sau khi lợn mẹ đẻ, lấy lợn con từ trong chuồng ra.

- Vuốt hết dịch vùng đầu và mặt. Vỗ nhẹ vào thân để kích thích hơ hấp. - Vuốt hết màng bọc, nhớt ở phần thân và chân lợn. Dùng khăn lau khô lợn, lợn con phải khô và sạch trước khi cắt dây rốn.

- Cầm lợn con và dây buộc rốn, thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 2,5cm, dùng kéo cắt phần bên ngồi nút thắt một đoạn bằng ½ bên trong nút buộc khoảng 1,5cm. Sát trùng dây rốn, vùng cuống rốn bằng cồn Iod.

- Cho lợn con vào lồng úm nhiệt độ từ 33 - 35oC.

- Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm cho lợn con ra bú.

- Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.

❖ Chăm sóc lợn nái sau khi sinh

- Sau khi lợn mẹ đẻ xong thì ta cần phải theo dõ số lượng nhau ra bằng cách gom nhau lại bỏ vào tải nilong đếm số cuống rốn để biết lợn mẹ có bị sót nhau khơng, số cuống rốn bằng số con lợn đẻ ra.

- Dùng nước muối sinh lí 0,9% lau rửa mép âm môn, dùng nước sạch pha sát trùng cọ sạch vùng mông lợn. Dùng khăn ấm lau sạch bầu vú trước khi cho lợn con bú.

- Thường xuyên chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe lợn mẹ, màu sắc lượng và mùi dịch hậu sản, kiểm tra thân nhiệt lợn mẹ liên tục trong 3 ngày đầu tiên sau đẻ để can thiệp kịp thời trong trường hợp lợn nái bị sốt, viêm vú, viêm tử cung…

❖ Chăm sóc ni dưỡng lợn nái ni con

- Quy trình chăm sóc

Vận động tắm nắng là điều kiện tốt giúp cho lợn nái nhanh phục hồi sức khỏe và nâng cao sản lượng sữa của lợn mẹ. Do vậy sau khi đẻ được từ 3 - 7 ngày, trong điều kiện có sân vận động, nếu thời tiết tốt thì có thể cho lợn nái vận động, thời gian vận động lúc đầu là 30 phút/ngày, sau tăng dần số giờ vận động lên. Trong chăn nuôi công nghiệp, hầu hết lợn nái nuôi con bị nhốt trong các cũi đẻ, không được vận động, vì vậy cần phải chú ý đến thành phần dinh dưỡng của thức ăn, đặc biệt các chất khống và vitamin.

Ngồi ra yêu cầu đối với chuồng trại của lợn nái nuôi con là phải đảm bảo ln khơ ráo, sạch sẽ, khơng ẩm ướt, vì vậy hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ. Chuồng lợn nái ni con phải có ơ úm lợn con và máng tập ăn sớm cho lợn con. Nhiệt độ chuồng ni thích hợp là 18 - 20oC, độ ẩm 70 - 75%.

- Quy trình ni dưỡng

Thức ăn cho lợn nái ni con phải là những thức ăn có ảnh hưởng tốt đến sản lượng và chất lượng sữa. Đó là các loại thức ăn xanh non như các loại rau xanh, các loại củ quả như bí đỏ, cà rốt, đu đủ. Thức ăn tinh tốt như gạo tấm, cám gạo, bột mỳ, các loại thức ăn bổ sung đạm động vật, đạm thực vật, các loại khoáng, vitamin.

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho lợn trong khẩu phần ăn đặc biệt chú ý đến khoáng và vitamin cho lợn. Trong giai đoạn lợn nái nuôi con được cho ăn với hàm lựơng protein thô trong thức ăn là 15 - 17% và năng lượng trao đổi là 3200Kcal/kg khẩu phần ăn phải cung cấp đảm bảo đủ khống và vitamin, tránh để lợn nái thiếu canxin có thể gây ra bại liệt.

Luôn tạo môi trường tốt, chuồng ấm, thóang, khơng để gió lùa tránh gây stress cho đàn lợn con và giữ yên tĩnh khi lợn mẹ cho con bú.

3.4.2.3. Quy trình vệ sinh chuồng ni hằng ngày

Cơng tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt các công việc như:

+ Hằng ngày, trước khi lên chuồng làm việc từ công nhân cho đến sinh viên đều tắm sạch sẽ mặc quần áo lao động, đi ủng rồi phải đi qua phòng sát trùng, xịt cồn khử trùng tay tới cửa chuồng phải nhúng chân đeo ủng vào thùng nước vôi đặt ở mỗi cửa chuồng rồi mới vào chuồng.

+ Việc đầu tiên vào chuồng là cào phân tránh lợn mẹ nằm đè phân. + Tra cám cho lợn mẹ ăn.

+ Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa.

+ Tiến hành rắc vôi bột dọc hành lang đi lại và xung quanh chuồng, gầm chuồng.

+ Thu phân vào bao, chuyển ra ngoài vào cuối buổi + Xịt gầm, rửa máng.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Ommicide 2 lần hằng ngày, pha với tỷ lệ 320 ml/1000 lít nước.

- Hàng ngày chúng em tiến hành thu gom phân thải, rửa chuồng, quét lối đi lại giữa các dãy chuồng.

- Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại.

Ngoài ra trong và ngoài chuồng cần tiến hành: - Phun thuốc gián, nhện 1 lần/tháng.

- Quét màng nhện.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn nhâm xuân tiến, huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w