Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn nhâm xuân tiến, huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 45 - 47)

Tên bệnh Hiện tượng đẻ khó Viêm tử cung Viêm vú Bệnh sót nhau Tính chung

Kết quả bảng 4.3 cho biết khi theo dõi 217 lợn nái sinh sản trước và sau khi đẻ về bốn bệnh sinh sản thường gặp ở lợn nái thấy rằng bệnh viêm tử cung có 32 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ cao nhất là 14,75%, tiếp đến là hiện tượng đẻ khó có 15 con, chiếm tỷ lệ 6,91%, viêm vú có 5 con, chiếm 2,30% và bệnh sót nhau 13 con, chiếm 5,99%. Khi tính chung các bệnh sinh sản thì lợn nái ở trang trại thì có tỷ lệ mắc các bệnh này là 29,95%.

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở mức 14,75%, một là do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh

nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Hai là, do q trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm.

Mặt khác, do điều kiện chăm sóc ni dưỡng lợn nái trước và sau khi đẻ chưa được tốt khi gặp điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây viêm tử cung.

Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh đẻ khó là 6,91%, theo chúng tôi là do trong giai đoạn mang thai lợn nái ít được vận động, chăm sóc ni dưỡng chưa được tốt làm cho lợn mẹ yếu, khi đẻ sức rặn kém. Ngoài ra, do lợn nái mới đẻ lứa đầu nên xoang chậu còn hẹp, làm cho việc đẻ tự nhiên của lợn gặp nhiều khó khăn hoặc do lợn nái già đẻ trên 7 lứa nên sức rặn đẻ của lợn nái kém.

4.2.3. Cơng tác vệ sinh phịng bệnh

Thực tế hiện nay trong chăn nuôi ở nước ta bệnh dịch trên gia súc diễn biến rất phức tạp gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn ni nói chung và chăn ni lợn nói riêng.

Việc vệ sinh sát trùng tiêu độc chuồng trại là hết sức quan trọng và cần thiết vì nó giúp khống chế dịch bệnh, diệt mầm bệnh trong môi trường, ngăn chặn lây lan dịch bệnh. Vệ sinh sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi giúp tăng hiệu quả, phát triển bền vững, hạn chế bệnh dịch. Trong suốt quá trình thực tập chúng em đã thực hiện tốt các quy định vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày chúng em tiến hành thu gom phân và chuyển ra nơi để phân của trại quy định, quét rọn toàn bộ hành lang đi lại và xung quanh chuồng, rửa ô chuồng, phun thuốc sát trùng, lau cọ máng ăn của lợn mẹ và lợn con. Định kỳ phun thuốc muỗi, quét mạng nhện trong ô chuồng, rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang đi lại nhằm đảm bảo vệ sinh. Kết quả thực hiện được trình bày ở bảng 4.4.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn nhâm xuân tiến, huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w