Các yếu tố môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Quản trị huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 30)

7. Kết cấu của luận văn:

1.3.1Các yếu tố môi trường vĩ mô

Mô hình PESTEL là một công cụ chiến lược vô cùng hữu ích giúp chúng ta hiểu được sự tăng trưởng hoặc suy thoái của thị trường cũng như giúp chúng ta hiểu được vị thế kinh doanh, cơ hội và định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Mô hình PESTEL là một loại phân tích xem xét sáu yếu tố kinh doanh quan trọng. Sáu loại là:Political (Chính trị); Economic (Kinh tế); Sociocultural (Văn hóa xã hội); Technological (Công nghệ); Environmental (Môi trường); Legal (Pháp lý).

-Môi trường chính trị:

Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào đều chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật mà Ngân hàng lại là ngành kinh doanh đặc biệt, có ảnh hưởng quan trọng đối với với nền kinh tế, mang tính xã hội hoá cao do vậy hoạt động của ngân hàng được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt của Nhà nước. Các hoạt động của các NHTM chịu sự điều chỉnh của luật các tổ chức tín dụng và hệ thống các văn bản pháp luật khác của nhà nước.

Tình hình chính trị ổn định hay bất ổn, chính sách ngoại giao mở rộng hay thu hẹp và các quan hệ hợp tác song phương, đa phương đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng thương mại trong đó có công tác huy động vốn. Chính trị ổn định, chính sách ngoại giao mở rộng kích thích đầu tư nước ngoài, tăng cường hợp tác với các nước có nền kinh tế phát triển, tạo cơ hội thiết lập quan hệ với các tổ chức tài chính lớn.

-Môi trường kinh tế:

Động thái của nền kinh tế chính là cơ sở đầu tiên để người gửi tiền ra quyết định đầu tư vào ngân hàng, tích trữ vàng, ngoại hối hay đầu tư vào tài sản khác. Trong điều kiện kinh tế bất ổn, lạm phát cao, người dân có xu hướng tích trữ vàng, mua các ngoại tế hoặc đầu tư bất động sản nhằm mục đích an toàn tài sản. Ngược lại, nền kinh tế phát triển ổn định với tỷ lệ lạm phát hợp lý thì người dân có cái nhìn khả quan hơn và có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng làm cho nguồn vốn trong ngân hàng được tăng lên.

Trong tời kì kinh tế tăng trưởng Ngân hàng Agribank phải tìm biện pháp huy động sao cho có hiệu quả, vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, vừa đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất bị đình trệ, môi trường đầu tư của Ngân hàng sẽ bị thu hẹp, lợi nhuận của Ngân hàng giảm, quá trình huy động vốn sẽ gặp nhiều khó khăn. Hơn thế nữa, lạm phát làm cho đồng tiền mất giá, người dân sẽ không gửi tiền vào Ngân hàng, mà dùng tiền để mua hàng hoá có giá trị để cất trữ như vàng hay bất động sản cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn của Ngân hàng.

Bên cạnh đó chính sách tài khóa quốc gia cũng ảnh hưởng tới việc tạo vốn của ngân hàng Agribank. Khi chính sách tài khóa thu hẹp cũng như tăng thuế, giảm chi tiêu chính phủ cũng dẫn tới tăng thất nghiệp nên khó huy động vốn.

Tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng tới việc tạo vốn của ngân hàng. Khi đồng Việt Nam mất giá dân chúng không muốn giữ đồng nội tệ mà chuyển sang cất giữ đồng ngoại tệ và vàng, vì vậy huy động vốn nội tệ trong dân cư sẽ giảm.

-Môi trường văn hóa xã hội:

Đời sống, thu nhập của người dân là yếu tố trực tiếp quyết định đến lượng tiền gửi vào Ngân hàng. Tâm lý và thói quen tiêu dùng của người dân cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn của Ngân hàng.

Ở các nước phát triển, nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng rất phổ biến. Các nước chậm phát triển, tâm lý ưa dùng tiền mặt và tích luỹ tiền không gửi vào Ngân hàng là khá phổ biến. Tâm lý và thói quen tiêu dùng còn rất khác nhau giữa các dân tộc và các vùng, miền ở nước ta. Vì vậy, phát triển nhanh các hình thức không dùng tiền mặt có ý nghĩa quan trọng trong việc huy động vốn của Ngân hàng.

- Công nghệ: Các ngân hàng ứng dụng công nghệ cao thì càng tăng được khả năng huy động vốn vì càng tăng khả năng tiếp cận với khách hàng, giảm được thời gian vv…như việc các ngân hàng Agribank đã đưa máy rút tiền tự động ATM vào thị trường, khách hàng có thể rút tiền ở mọi lúc, mọi nơi, ngân hàng thường xuyên đưa ra các chương trình phát hành thẻ miễn phí...

-Môi trường dân cư và cơ cấu địa lý:

Ở những địa điểm dân cư đông đúc, các thành phố lớn có nhiều doanh nghiệp hoạt động và kinh tế phát triển thì NHTM có thể huy động được nhanh hơn và nhiều hơn những nơi kém phát triển... Đặc biệt ở những thị trường sôi động, có độ nhạy cảm cao với lãi suất và tiện ích khách do nghiệp vụ huy động vốn của NHTM đem lại thì ở đó việc mở rộng và bổ sung nguồn vốn của NHTM sẽ thuận lợi hơn các vùng nông thôn hay miền núi.

-Môi trường pháp lý:

Hành lang pháp lý có ảnh hưởng lớn đến nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng Agribank như luật các tổ chức tín dụng, luật ngân hàng Nhà nước… Những luật này quy định tỷ lệ huy động vốn của ngân hàng Agribank so với vốn tự có, quy định việc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu và quy định cả mức cho vay của ngân hàng Agribank đối với khách hàng…

Sự can thiệp của ngân hàng Nhà nước khi thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ cũng ảnh hưởng tới việc huy động vốn, vì khi thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ mang lại thuận lợi cho ngân hàng Agribank trong việc huy

động vốn vay từ ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, nó còn có tác dụng làm giảm lãi suất trên thị trường tiền tệ. Ngược lại, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ khó khăn hơn trong việc huy động vốn vay từ ngân hàng Nhà nước.

Chính sách đầu tư của Nhà nước hợp lý hay không hợp lý cũng ảnh hưởng đến chính sách huy động vốn của Ngân hàng. Để khuyến khích sản xuất, đầu tư, Nhà nước có chính sách bảo hộ cho hàng hoá sản xuất, chính sách trợ giá… tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển và có lãi. Các doanh nghiệp và người lao động có tích luỹ là nền tảng để Ngân hàng huy động vốn được nhiều hơn.

Hoạt động huy động vốn cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Nó chịu sự tác động trực tiếp của các luật như luật các tổ chức tín dụng, luật ngân hàng nhà nước, các văn bản pháp lý về ngân hàng, chính sách tài chính tiền tệ, chính sách tỷ giá, đầu tư… trong đó quy định về việc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu của ngân hàng, tỷ lệ huy động so với vốn tự có, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu…nhằm đảm bảo an toàn, bình đẳng cho mọi tổ chức hoạt động dịch vụ ngân hàng, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, tăng khả năng tự bảo vệ trước cạnh tranh quốc tế trong quá trình hội nhập.

Một phần của tài liệu Quản trị huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 30)