6. Kết cấu của luận văn
1.2.2 Kỹ năng của người lao động
Kỹ năng của người lao động là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác, nghiệp vụ trong quá trình hoàn thành một công việc cụ thể nào đó. Kỹ năng giúp người lao động hoàn thành tốt công việc, quyết định tính hiệu quả của công việc. Có thể hiểu một cách cơ bản, Kỹ năng là khả năng con người vận dụng kiến thức, cách thức đúng đắn để thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó trong thực tiễn đi đến kết quả, mục đích đã đề ra trong những điều kiện xác định của cuộc sống. Kỹ năng bao gồm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.
Kỹ năng cứng được hiểu là một phần của bộ kỹ năng được yêu cầu cho một công việc. Điều đó bao gồm những kiến thức, đúc kết và thực hành tính chất thiên về kỹ thuật, mang tính chất chuyên môn nghề nghiệp.
Kỹ năng cứng là khái niệm để chỉ những loại kiến thức mà cá nhân thu lượm được có tính hệ thống và sách vở. Lượng kiến thức này có được từ học tập và rèn luyện mà có. Không chỉ vậy kiến thức cứng có tính phổ cập, có nghĩa là bất kì ai cũng có thể học được thành thạo nó.
Kỹ năng mềm là thuật ngữ liên quan đến khả năng thiên về mặt tinh thần mang tính cá nhân dùng để tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh không phụ thuộc và trình độ chuyên môn và kiến thức.
Kỹ năng mềm sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử hiệu quả trong giao tiếp giữa người với người. Nói khác đi, vận dùng kỹ năng mềm nhằm đảm bảo cho quá trình thích ứng với người khác, công việc nhằm duy trì tốt mối quan hệ tích cực và góp phần hỗ trợ thực hiện công việc một cách hiệu quả.
Như vậy, chúng ta cũng nhận thấy rằng kỹ năng mềm là “đòn bẩy” thúc đẩy sự tồn tại và “thăng hoa” kỹ năng cứng.
Kĩ năng mềm
Ngày nay, trình độ học vấn và các bằng cấp chưa đủ để quyết định trong việc tuyển dụng lao động của nhiều doanh nghiệp mà người lao động đồng thời phải tạo cho mình các yếu tố cá nhân như kỹ năng, sự nhạy bén trong xử lý công việc và giao tiếp… Các yếu tố này được người ta gọi là kỹ năng mềm( soft skills).
Kỹ năng mềm (soft skills): là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn.
Khi nói tới nhân lực, ngoài kiến thức của con người cũng cần phải nói tới kinh nghiệm sống , năng lực hiểu biết thực tiễn. Bởi vì kỹ năng sống, đặc biệt là những kinh nghiệm nếm trải trực tiếp của con người, đó là nhu cầu và thói quen vận dụng tổng hợp tri thức và kinh nghiệm của mình, của cộng đồng vào việc tìm tòi, cách tân các hoạt đông, các giải pháp mới trong công việc như một sự sáng tạo văn hóa, đồng thời nói đến nhân lực tức là nói đến con người thì yếu tố quan trọng không thể bỏ qua đó là phẩm chất đạo đức, thái độ và phong cách làm việc. Trước đây chúng ta thường hiểu nhân lực đơn giản chỉ là sức người với thể lực và trí lực của họ.
Ngày nay, các tổ chức khi thực hiện tuyển dụng đều tìm kiếm những ứng viên mà ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn có những kỹ năng mềm khác để có thể hỗ trợ thêm cho công việc.
Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, kỹ năng mềm đóng góp khoảng 75% vào sự thành công của một cá nhân, như vậy chỉ có trình độ chuyên môn thôi chưa đủ, kỹ năng mềm ngày càng có vai trò quan trọng trong công việc của người lao động. Có rất nhiều người lao động cho rằng muốn
tìm được công việc tốt thì cần phải có bằng cấp, kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Điều đó đúng nhưng chưa đủ, để thành công người lao động cần phải hội tụ đủ 2 kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.
Một báo cáo có tên gọi "Tương lai của nghề nghiệp" khảo sát giám đốc điều hành của hơn 350 công ty tuyển dụng đến từ 9 ngành công nghiệp thuộc 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Báo cáo đưa ra những dự đoán về tiến bộ của công nghệ sẽ ảnh hưởng ra sao đến sự phát triển của thị trường lao động. Trong đó có đưa ra 10 kỹ năng mà người lao động cần phải có trong thời đại ngày nay:
1. Giải quyết các vấn đề phức tạp 2. Tư duy phản biện
3. Kỹ năng sáng tạo
4. Kỹ năng quản lý con người 5. Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả 6. Trí thông minh cảm xúc
7. Kỹ năng đánh giá và ra quyết định 8. Kỹ năng phục vụ khách hàng 9. Kỹ năng thương lượng, đàm phán 10. Nhận thức linh hoạt
Như vậy để có thể tăng năng suất, hiệu quả trong công việc góp phần vào định hướng, chiến lược cũng như thành công của doanh nghiệp người lao động ngoài việc trang bị những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thì những kỹ năng mềm cũng không thể thiếu.