Đào tạo nhân lực

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ liêm (Trang 33 - 37)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2 Đào tạo nhân lực

Nhân sự là lực lượng nòng cốt, quyết định đến sự thành bại đối với mỗi doanh nghiệp dù là lớn hay nhỏ. Từ chất lượng nhân sự, chúng ta có thể đánh giá được năng lực và chất lượng dịch vụ của một công ty.

Do đó, đào tạo và nâng cao chất lượng nhân sự luôn là một trong những định hướng đi đầu trong công tác xây dựng và phát triển nội bộ doanh nghiệp. Đặc biệt, trong những năm gần đây, sự cạnh tranh khốc liệt của kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú trọng hơn trong việc nâng cao chất lượng nhân sự, xây dựng năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại, thích nghi và bắt nhịp cùng thời đại.

Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động của mình có hiệu quả hơn. Đào tạo là hoạt động phát triển nguồn nhân lực, là tổng thể các hoạt động có tổ chức diễn ra trong khoảng thời gian xác định nhằm làm thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động.

Trong tổ chức, mục tiêu của công tác đào tạo nguồn nhân lực nhằm: sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có , giúp nhân viên thực hiện tốt hơn công việc của mình, nắm vững và chuyên sâu hơn trong công việc và thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai. Đào tạo là hoạt động có tổ chức diễn ra trong khoảng thời gian xác định nhằm giúp người lao động bổ sung kỹ năng, kiến thức bị thiếu hụt, hiểu rõ hơn nghiệp vụ chuyên môn ở vị trí công tác hiện tại.

Một doanh nghiệp thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tuy nhiên nhân lực vẫn là nhân tố quyết đinh, máy móc dần thay thế cho con người nhưng con người mới chính là yếu tố tạo ra máy móc. Vì vậy, danh nghiệp muốn phát triển thì cần phải đầu tư và chú trọng trong công tác đào tạo nhân lực.

Để có một nguồn nhân lực làm việc hiệu quả thì cần phải nâng cao chất lượng NNL. Muốn nâng cao được chất lượng NNL như nắm vững kiến thức, kỹ năng chuyên môn, có kinh nghiệm, có tay nghề nhất định thì cần phải có biện pháp đào tạo thích hợp, mang lại hiệu quả cao. Thông qua đào tạo, giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc của mình, nắm vững được kỹ năng nghiệp vụ, xử lý tốt hơn những tình huống phát sinh từ đó giúp cho người lao động nâng cao ý thức tự giác, thái độ lao động tốt hơn, nâng cao

khả năng thích ứng của họ trong công việc. Từ đó, chất lượng và hiệu quả trong công việc cũng được cải thiện.

Vốn dĩ việc học chưa bao giờ giới hạn ở độ tuổi đến trường. Con người luôn cần học hỏi không ngừng nghỉ để phát triển bản thân một cách toàn diện. Nhân sự trong nội bộ doanh nghiệp cũng không loại trừ nhu cầu “học, học nữa, học mãi” đó. Khác biệt lớn nhất nằm ở nội dung đào tạo, nơi nhân sự được bổ sung, trang bị thêm những kiến thức liên quan tới chuyên môn hay các kỹ năng bổ trợ cho công việc.

Một doanh nghiệp thông minh là một doanh nghiệp biết trọng dụng người tài. Cần chú trọng phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài ở đúng nơi đúng chỗ để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc, từ đó xây dựng nền tảng phát triển bền vững cho tổ chức.

Như vậy, doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức đào tạo như:

- Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc: Quá trình đào tạo bắt đầu từ sự giới

thiệu và giải thích của người dạy về mục tiêu của công việc và chỉ dẫn tỉ mỉ theo từng bước về cách thực hiện các thao tác tác nghiệp. Người học sẽ nắm bắt được các kỹ năng công việc qua quan sát, trao đổi, học hỏi và làm thử cho tới khi thành thạo dưới sự hướng dẫn và chỉ dẫn chặt chẽ của người dạy.

- Đào tạo theo kiểu học nghề: Trong hình thức này, chương trình đào

tạo bắt đầu từ việc học lý thuyết ở trên lớp. Sau đó các học viên được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của công nhân lành nghề trong một vài tháng đến một vài năm, được thực hiện công việc cho tới khi thành thạo tất cả các kỹ năng nghề nghiệp.

- Kèm cặp chỉ bảo: Hình thức này thường được dùng để giúp các cán bộ

quản lý và các nhân viên giám sát có thể học đươc các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc trước mắt và công việc trong tương lai thông qua sự kèm cặp chỉ bảo của người quản lý giỏi hơn. Có ba cách để kèm cặp là: Kèm cặp

bởi người lãnh đạo trực tiếp; kèm cặp bởi một cố vấn; kèm cặp bởi một người quản lý có kinh nghiệm.

- Luân chuyển công việc: Luân chuyển công việc là hình thức chuyển

người lao động từ công việc này sang ông việc khác để nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực trong tổ chức. Những kiến thức và kinh nghiệm thu được trong quá trình đó sẽ giúp cho họ có khả năng thực hiện được những công việc cao hơn trong tương lai. Có thể luân chuyển công việc theo cách: Đưa học viên tới bộ phận khác nhưng vẫn làm công việc cũ để họ học được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc thực hiện công việc; Đưa học viên tới bộ phận khác với cương vị công tác khác; Học viên được bố trí luân chuyển công việc trong nội bộ một lĩnh vực chuyên môn; Hình thức luân chuyển công việc thường chủ yếu được áp dụng để đào tạo cán bộ quản lý.

Về đào tạo, doanh nghiệp cần xác định hình thức áp dụng phù hợp với mục đích, khả năng và kết quả mong muốn của mình để tránh lãng phí những nguồn lực không cần thiết. Thông thường, có 3 loại hình đào tạo phổ biến với những ưu – nhược điểm riêng:

Đào tạo truyền thống: mở lớp học phiên bản doanh nghiệp, có giảng viên đứng lớp và các học viên tiếp thu như cách thức giảng dạy truyền thống. Tính quen thuộc và tương tác cao nhưng chưa tối ưu về chi phí, thời gian; dễ xung đột về lịch trình giữa các phòng ban khác nhau và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố chủ quan như tâm trạng giảng viên…

Đào tạo trực tuyến e-Learning: xu hướng đào tạo phổ biến hiện nay, đặc biệt trong thời gian hạn chế tiếp xúc do đại dịch COVID-19. e-Learning giúp doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề về chi phí, thời gian, con người mà hình thức truyền thống không làm được mà vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo ở mức tối ưu, đồng thời đảm bảo tạo ra 1 môi trường học tập an toàn cho mọi học viên. Tính linh hoạt cũng được đánh giá cao khi giao quyền chủ động

vào tay người học, lớp học chuyển trọng tâm từ giảng viên về chính cá nhân các học viên một cách triệt để. Đối với hình thức này, doanh nghiệp có thể áp dụng triển khai trên quy mô lớn, tại các thời điểm khác nhau mà vẫn đảm bảo tính đồng bộ trong nội dung, không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố chủ quan như người dạy, cơ sở vật chất… Tất cả những gì người học cần có chỉ là 1 thiết bị có thể kết nối Internet.

Đào tạo kết hợp – Blended Learning: là sự kết hợp giữa đào tạo truyền thống và e-Learning. Trọng tâm lớp học vẫn xoay chuyển từ người dạy sang người học nhưng không hoàn toàn loại bỏ vai trò của giảng viên, chỉ chuyển từ vị trí giảng dạy sang hướng dẫn. Học viên chủ động tiếp nhận kiến thức thông qua các bài giảng trực tuyến từ trước, sau đó thảo luận, tương tác với giảng viên tại các lớp học trực tiếp để làm rõ hơn vấn đề vừa tiếp nhận.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ liêm (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)