6. Kết cấu của luận văn
1.3.3 Đãi ngộ nhân lực
GS.TS Lê Quân (2008): “Đãi ngộ là sự thừa nhận và nhìn nhận của doanh nghiệp về các nỗ lực của nhân viên. Là quá trình bù đắp các hao phí lao động của người lao động cả về vật chất lẫn tinh thần”.
Đãi ngộ nhân lực có vai trò hết sức quan trọng trong mối quan hệ giữa người lao động với doanh nghiệp.
Đối với người lao đông: góp phần tạo điều kiện cho người lao động nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần từ đó tạo động lực và thúc đẩy người lao động cống hiến và làm việc với hiệu suất cao.
Đối với doanh nghiệp: đãi ngộ nhân lực tạo điều kiện nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Góp phần duy trì nguồn nhân lực ổn đinh, có chất lượng.
Tóm lại, đãi ngộ nhân sự trong nhiều nghiên cứu của các nhà kinh tế học được coi là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao
động để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng nhân lực và qua đó giúp hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.
Đãi ngộ nhân lực giúp tái sản xuất, nâng cao sức lao động
Đãi ngộ nhân lực là một trong những công việc quan trọng nhất của công tác quản trị nhân lực, nó tác động lớn tới hiệu suất làm việc của người lao động cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó cần phải xây dựng một hệ thống đãi ngộ công bằng, hiệu quả là việc cấp thiết đối với doanh nghiệp. Đãi ngộ nhân lực tạo động lực kích thích người lao động làm việc, cống hiến. Ở bất kỳ doanh nghiệp nào, người lao động luôn làm việc với động cơ là thỏa mãn nhu cầu tinh thần và vật chất của họ. Cần tạo điều kiện để người lao động không ngừng nâng cao đời sống vật chất, giúp họ có niềm tin với công việc, với những người xung quanh và với doanh nghiệp, việc này sẽ giúp nâng cao sức mạnh tinh thần, tạo cho người lao động có động lực làm việc hơn, cống hiến nhiều hơn, nâng cao chất lượng lao động.
Giữ chân và thu hút nhân lực tiềm năng cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể sử dụng đòn bảy vật chất và tinh thần để kích thích người lao động tích cực học tập, làm việc nhằm nâng cao năng suất sản xuất từ đó cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có ưu đãi nhân lực tốt vừa có thể thu hút được nguồn nhân lực tiềm năng, vừa có thể giữ chân được đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn tay nghề cao, đây là nhóm lao động đóng vị trí rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Người lao động có trình độ chuyên môn cao chưa chắc họ đã làm việc tốt, gắn bó, tận tâm với công việc. Chính vì thế, đãi ngộ nhân lực về vật chất lẫn tinh thần là cách giải quyết hiệu quả nhất. Tóm lại, doanh nghiệp có chế độ đãi ngộ tốt, vừa giữ chân được người tài bên trong vừa thu hút được những đối tượng tiềm năng bên ngoài, qua đó nâng cao chất lượng nhân lực.
Đãi ngộ nhân lực tạo động lực kích thích người lao động nỗ lực hoàn thiện năng lực bản thân
Từ trước đến nay đã ngộ được chia hình thức cụ thể đó là: đãi ngộ bằng hiện vật và đãi ngộ bằng tinh thần. Đãi ngộ bằng hiện vật có thể thông qua các công cụ tài chính như lương thưởng, phụ cấp, cổ phần, trợ cấp, …. Đãi ngộ bằng tinh thần sẽ thông qua công việc và môi trường làm việc,… Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiền bạc có tác động lớn tới công việc nhưng để cải thiện thành tích hay hiệu quả của người lao động thì chế độ đãi ngộ lại ảnh hưởng trực tiếp đến điều đó. Chế độ đãi ngộ tốt sẽ tạo điều kiện hay thúc đẩy người lao động tích cực điều chỉnh hành vi lối sống, tích cực hoàn thành công tác nhiệm vụ được giao, hỗ trợ đồng nghiệp nhiều hơn, từ đó nâng cao hiệu quả công việc chung, góp phần nâng cao chất lượng nhân lực.
Tuy nhiên, để chế độ đãi ngộ đạt hiệu quả, cần xây dựng chế độ đãi ngộ gắn với chất lượng nhân lực. Chính sách đãi ngộ phải dựa trên kết quả hoàn thành công việc.
Chính sách đãi ngộ phải đảm bảo tái tạo sức lao động cho người lao động, tạo động lực kích thích việc nâng cao chất lượng nhân lực đối với người lao động, từ đó đáp ứng với yêu cầu vị trí công việc của từng người.