Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn nhâm xuân tiến, huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 30)

Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chănnuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản rất cao.

Theo Bidwel C. and William S., Muirhead and Alexander (2015) [24], đã có những nghiên cứu về tình hình mắc bệnh sinh sản của lợn nái sinh sản so

virus, vi khuẩn… gây ra. Các tác giả cũng đưa ra các biện pháp nhằm phát hiện và giảm khả năng mắc bệnh PRRS trên lợn nái sinh sản.

Ở Pháp, các tác giả Kemper N., Bardehle1 D., Lehmann J., Gerjets I., Looft H., Preibler R. (2013) [26] đã nghiên cứu và kết luận: Điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả, xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của 30 phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược học cho phép đáp ứng tốt hơn cách điều trị.

Khi lợn nái mắc hội chứng viêm tử cung, viêm vú và mất sữa sẽ gây chết khoảng 2% lợn nái nhưng tỷ lệ chết ở lợn con lên tới 80% do đói, tiêu chảy,... Nguyên nhân do: (1) Do dinh dưỡng: cho lợn nái ăn quá nhiều trong thời gian mang thai, nái quá béo, thay đổi thức ăn đột ngột, hàm lượng VTM E và canxi trong khẩu phần ăn thấp, thiếu xơ và nước uống. (2) Do chuồng trại: chật chội, nền chuồng nhám, nhiệt độ môi trường cao, bầu vú lợn quá nóng do đặt đèn sưởi không thích hợp. (3) Do quản lý, chăm sóc: nái ít được vận động trong lúc mang thai, lợn nái không được vệ sinh trước khi đẻ, thời gian đẻ kéo dài, thao tác can thiệp khi đẻ khó không đúng kỹ thuật. (4) Do bản thân lợn nái: đẻ nhiều con, dạ con lớn và nhão

Theo Smith Bradford B., Martineau Georges, Bisaillon Ariane. (1995) [27] có nhiều bệnh nguyên học và sinh lý bệnh có thể được đề cập trong hội chứng rối loạn tiết sữa và viêm vú ở lợn nái sau đẻ do dùng những tên khác nhau: phức hợp viêm vú - viêm tử cung - mất sữa (MMA), hội chứng mất sữa, hội chứng rối loạn tiết sữa, phù thũng vú, hội chứng giảm tiết sữa, ngộ độc máu mất sữa và viêm vú sau đẻ.

Theo Kemper N., Bardehle1 D., Lehmann J., Gerjets I., Looft H., Preibler R. (2013 [26] trong nghiên cứu về lợn nái mắc MMA, có 16,6% bị sốt < 39,50C, 28,8% sốt > 400C, lợn kém ăn, sản lượng sữa, giảm hoặc rối loạn tiết sữa.

Theo Waller C. M., Bilkei G., Cameron R. D. A., Shrestha (2002), [28], hội chứng MMA gây chết khoảng 2% lợn nái nhưng tỷ lệ chết ở lợn con lên tới 80% do đói, ỉa chảy... Nguyên nhân:

(a) Do dinh dưỡng: cho lợn ăn quá nhiều trong thời gian mang thai, lợn quá béo; thay đổi thức ăn đột ngột, hàm lượng vitamin E và Ca trong khẩu phần ăn thấp, thiếu xơ và nước uống.

(b) Do quản lý chăm sóc: lợn ít được vận động, lợn nái không được vệ sinh, vô trùng trước khi đẻ, không được quan tâm khi đẻ, thời gian đẻ kéo dài.

(c) Do chuồng trại: chật chội, nền chuồng không bằng phẳng, nhiệt độ môi trường cao, bầu vú lợn quá nóng do đặt đèn sưởi không thích hợp.

(d) Do bản thân lợn nái: đẻ nhiều con, dạ con lớn và nhão. Chẩn đoán lâm sàng: lợn sốt, bỏ ăn, táo bón, bầu vú sưng cục bộ, nóng, đau.

Viêm tử cung thường sảy ra trong lúc sinh do vi khuẩn E.coli gây dung huyết và do các vi khuẩn nhóm gram dương. Các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu của lợn nái sinh sản, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu cuả lợn nái sắp sinh thường có chứa vi khuẩn E.coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các

tác giả khác lại cho rằng các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung là các vi khuẩn cơ hội thuộc nhóm vi khuẩn hiếu khí có mặt ở nền chuồng, lúc lợn nái sinh cổ tử cung mở vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Do đó theo Smith (1995) [27], Christensen R.V, Aalbaek B, Taylor, Jensen H. E. (2007)[25], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh cơ thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau sinh. Winson khi mổ khám lợn nái bi vô sinh đã xác định rằng nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%; lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%; lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: viêm vòi tử cung có mủ.

Khi lợn bị viêm âm đạo, âm hộ, dùng rửa không sâu (qua ống thông) trong âm đạo bằng dung dịch nước etacridin 1/1.000 và 1/5.000, furazolidon 1/1.000.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Lợn nái sinh sản

- Các bệnh ở lợn nái sinh sản

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Trại lợn Nhâm Xuân Tiến, xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

- Thời gian: Từ ngày 28/5/2020 đến ngày 28/11/2020.

3.3. Nội dung tiến hành

- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại.

- Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản của trại. - Thực hiện quy trình phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái tại trại.

- Thực hiện một số công tác khác tại trại.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tình hình chăn nuôi lợn Trại lợn Nhâm Xuân Tiến qua 3 năm (2018 - 2020)

- Các bệnh thường gặp ở lợn nái tại trại. - Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái

- Kết quả tiêm phòng vắc xin cho lợn tại trại.

3.4.2. Phương pháp thực hiện

3.4.2.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại

- Để đánh gia tình hình chăn nuôi của trại thông qua thông tin, sổ sách quản lí của trại được ghi chép theo nhật kí và tổng hợp từng tháng cũng như thông tin từ anh kỹ thuật quản lý trại và tình hình thực tế tại trại để đánh gia tình hình của trại.

3.4.2.2. Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn của trại

- Trại đã thực hiện và áp dụng quy trình chăn nuôi dưỡng lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ của công ty CP. Trong suốt thời gian thực tập em đã trực tiếp chăm sóc và cho đàn lợn nái đẻ và lợn con theo mẹ của trại theo quy trình sau:

Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái đẻ và nuôi con

-Lợn nái chửa được chuyển từ chuồng bầu lên chuồng đẻ trước ngày dự kiến sinh là 7 - 10 ngày. Lợn chuyển lên phải có thẻ ghi đầy đủ thông tin và được kẹp trên bảng kẹp thẻ của mỗi ô chuồng.

-Đối với lợn nái sinh sản thì khẩu phần ăn là rất quan trọng. Khẩu phần ăn của lợn mang bầu và lợn đẻ là khác nhau và được thể hiện như bảng sau:

Bảng 3.1. Chương trình thức ăn cho heo nái

Trước đẻ 567FS 4 ngày 3,0kg 3 ngày 2,5kg 2 ngày 2,0kg 1 ngày 1,5kg Sau đẻ 567FS 1 ngày 1,5kg 2 ngày 2,5kg 3 ngày 3,5kg 4 ngày 4,5kg 5 ngày 5,5kg 6 ngày 6,5kg

7 ngày đến trước cai sữa 2,4 + 0,4* (số con nuôi)

(Nguồn: Kỹ thuật Nguyễn Hồng Thanh cung cấp)

- Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng từ 25 - 28 oC là thích hợp nhất. - Cho lợn mẹ uống nước tự do.

Chăm sóc lợn nái trước khi đẻ

Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [16], việc chăm sóc lợn nái mẹ có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sức khỏe của cả lợn mẹ và

lợn con. Cần phải theo dõi thường xuyên sức khỏe lợn mẹ, quan sát bầu vú, thân nhiệt lợn mẹ liên tục trong 3 ngày đầu sau khi đẻ để phát hiện các trường hợp bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời. Trước khi lợn đẻ 10 - 15 ngày cần chuẩn bị đầy đủ chuồng nái đẻ. Tẩy rửa vệ sinh, khử trùng toàn bộ ô chuồng, nền chuồng, sàn chuồng dùng cho lợn con và lợn mẹ. Yêu cầu chuồng phải khô ráo, ấm áp, sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng. Sau khi vệ sinh tiêu độc nên để trống chuồng từ 3 - 5 ngày trước khi lợn nái vào đẻ. Trước khi đẻ 1 tuần, cần vệ sinh lợn nái sạch sẽ, lợn nái được lau rửa sạch sẽ đất hoặc phân bám dính trên người, dùng khăn thấm nước xà phòng lau sạch bầu vú và âm hộ. Làm như vậy tránh được nguy cơ lợn con mới sinh bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc trực tiếp với lợn mẹ có vi khuẩn gây bệnh. Sau khi vệ sinh sạch sẽ cho lợn nái, chúng ta chuyển nhẹ nhàng từ chuồng chửa sang chuồng nái đẻ để lợn quen dần với chuồng mới.

Trong quá trình chăm sóc lợn nái đẻ, công việc cần thiết và rất quan trọng đó là việc chuẩn bị ô úm lợn cho lợn con. Ô úm rất quan trọng đối với lợn con, nó có tác dụng phòng ngừa lợn mẹ đè chết lợn con, đặc biệt những ngày đầu mới sinh lợn con còn yếu ớt, mà lợn mẹ mới đẻ xong sức khỏe còn rất yếu chưa hồi phục. Ô úm tạo điều kiện để khống chế nhiệt độ thích hợp cho lợn con, đặc biệt là lợn con đẻ vào những tháng mùa đông. Ngoài ra, ô úm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập ăn sớm cho lợn con (để máng ăn vào ô úm cho lợn con lúc 3 ngày tuổi) mà không bị lợn mẹ húc đẩy và ăn thức ăn của lợn con. Vào ngày dự kiến đẻ của lợn nái, cần chuẩn bị xong ô úm cho lợn con. Kích thước ô úm: 1,2 m x 1,5 m. Ô úm được cọ rửa sạch, phun khử trùng và để trống từ 3 - 5 ngày trước khi đón lợn con sơ sinh.

Chăm sóc lợn nái trong khi sinh

-Khi lợn đến ngày đẻ dự kiến thì chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để tiến hành đỡ đẻ cho lợn như: Chuẩn bị quây úm, bóng sưởi, thảm lót, khăn vải khô sạch, bột lăn, dụng cụ cắt rốn, cồn sát trùng cuống rốn.

-Quan sát lợn nái có các dấu hiệu chuyển dạ đẻ bầu vú căng đưa tay xuống bóp thì sữa bắn thành tia. Lợn nằm xuống liên tục ít đứng lên, âm hộ ra dịch

màu hồng, lợn nái rặn từng cơn là lợn con sắp ra. Lúc này cần tạo không gian yên tĩnh hạn chế tiếng động mạnh để lợn mẹ được tự nhiên càng thoải mái càng tốt. Cứ sau mỗi cơn rặn mạnh, lợn mẹ co chân sau lên là lợn con được lợn mẹ rặn đẩy ra ngoài. Thường mỗi lợn con đẻ cách nhau 15 - 20 phút, cũng có khi lợn rặn đẻ ra ngoài 2 - 3 con liên tục. Thời gian đẻ hoàn tất là khoảng 2 - 5 giờ và ra nhau thai khoảng 2 - 3 giờ sau khi đẻ con cuối cùng (hoặc cũng có trường hợp nái vừa rặn đẻ con kết hợp với ra nhau).

Thực hiện đỡ đẻ

Kỹ thuật đỡ đẻ cho lợn con được em thực hiện như sau: - Sau khi lợn mẹ đẻ, lấy lợn con từ trong chuồng ra.

- Vuốt hết dịch vùng đầu và mặt. Vỗ nhẹ vào thân để kích thích hô hấp. - Vuốt hết màng bọc, nhớt ở phần thân và chân lợn. Dùng khăn lau khô lợn, lợn con phải khô và sạch trước khi cắt dây rốn.

- Cầm lợn con và dây buộc rốn, thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 2,5cm, dùng kéo cắt phần bên ngoài nút thắt một đoạn bằng ½ bên trong nút buộc khoảng 1,5cm. Sát trùng dây rốn, vùng cuống rốn bằng cồn Iod.

- Cho lợn con vào lồng úm nhiệt độ từ 33 - 35oC.

- Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm cho lợn con ra bú.

- Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.

Chăm sóc lợn nái sau khi sinh

- Sau khi lợn mẹ đẻ xong thì ta cần phải theo dõ số lượng nhau ra bằng cách gom nhau lại bỏ vào tải nilong đếm số cuống rốn để biết lợn mẹ có bị sót nhau không, số cuống rốn bằng số con lợn đẻ ra.

- Dùng nước muối sinh lí 0,9% lau rửa mép âm môn, dùng nước sạch pha sát trùng cọ sạch vùng mông lợn. Dùng khăn ấm lau sạch bầu vú trước khi cho lợn con bú.

- Thường xuyên chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe lợn mẹ, màu sắc lượng và mùi dịch hậu sản, kiểm tra thân nhiệt lợn mẹ liên tục trong 3 ngày đầu tiên sau đẻ để can thiệp kịp thời trong trường hợp lợn nái bị sốt, viêm vú, viêm tử cung…

Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái nuôi con

- Quy trình chăm sóc

Vận động tắm nắng là điều kiện tốt giúp cho lợn nái nhanh phục hồi sức khỏe và nâng cao sản lượng sữa của lợn mẹ. Do vậy sau khi đẻ được từ 3 - 7 ngày, trong điều kiện có sân vận động, nếu thời tiết tốt thì có thể cho lợn nái vận động, thời gian vận động lúc đầu là 30 phút/ngày, sau tăng dần số giờ vận động lên. Trong chăn nuôi công nghiệp, hầu hết lợn nái nuôi con bị nhốt trong các cũi đẻ, không được vận động, vì vậy cần phải chú ý đến thành phần dinh dưỡng của thức ăn, đặc biệt các chất khoáng và vitamin.

Ngoài ra yêu cầu đối với chuồng trại của lợn nái nuôi con là phải đảm bảo luôn khô ráo, sạch sẽ, không ẩm ướt, vì vậy hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ. Chuồng lợn nái nuôi con phải có ô úm lợn con và máng tập ăn sớm cho lợn con. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp là 18 - 20oC, độ ẩm 70 - 75%.

- Quy trình nuôi dưỡng

Thức ăn cho lợn nái nuôi con phải là những thức ăn có ảnh hưởng tốt đến sản lượng và chất lượng sữa. Đó là các loại thức ăn xanh non như các loại rau xanh, các loại củ quả như bí đỏ, cà rốt, đu đủ. Thức ăn tinh tốt như gạo tấm, cám gạo, bột mỳ, các loại thức ăn bổ sung đạm động vật, đạm thực vật, các loại khoáng, vitamin.

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho lợn trong khẩu phần ăn đặc biệt chú ý đến khoáng và vitamin cho lợn. Trong giai đoạn lợn nái nuôi con được cho ăn với hàm lựơng protein thô trong thức ăn là 15 - 17% và năng lượng trao đổi là 3200Kcal/kg khẩu phần ăn phải cung cấp đảm bảo đủ khoáng và vitamin, tránh để lợn nái thiếu canxin có thể gây ra bại liệt.

Luôn tạo môi trường tốt, chuồng ấm, thóang, không để gió lùa tránh gây stress cho đàn lợn con và giữ yên tĩnh khi lợn mẹ cho con bú.

3.4.2.3. Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hằng ngày

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt các công việc như:

+Hằng ngày, trước khi lên chuồng làm việc từ công nhân cho đến sinh viên đều tắm sạch sẽ mặc quần áo lao động, đi ủng rồi phải đi qua phòng sát trùng, xịt cồn khử trùng tay tới cửa chuồng phải nhúng chân đeo ủng vào thùng

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn nhâm xuân tiến, huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)