Các công việc khác được làm tại trang trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn nhâm xuân tiến, huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 49)

Trong thời gian thực tập em được phân công 3 tháng làm kỹ thuật và chăm sóc bón sữa cho lợn con còi yếu (8/2020 - 27/11/2020). Trong thời gian này em đã được chăm sóc nôi dưỡng và thực hiện các công việc như thiến lợn đực, mổ hernia, mài nanh, bấm tai, cắt đuôi, điều trị cho đàn lợn mắc bệnh tiêu chảy hiện qua bảng 4.8

Bảng 4.8. Một số công việc khác được làm tại trại ST

T Tên công việc

Số con thực hiện (con) Số con an toàn (con) Kết quả thực hiện (%)

1 Bón sữa lợn còi yếu 1712 1712 100,00

2 Mài nanh, bấm tai,

cắt đuôi 3043 3043 100,00

3 Thiến lợn đực 1019 1012 99,31

4 Mổ hernia 11 8 72,73

Qua bảng 4.8. Kết quả chăm sóc, bón sữa cho lợn con còi yếu đạt kết quả tuyệt đối là (100%). Thao tác mài nanh, bấm tai, cắt đuôi cần được tiến hành ngay sau khi lợn con đẻ được 24 giờ nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ khi bú, cũng như tránh được những tổn thương do lợn con cắn nhau, Bấm số tai, cắt đuôi sớm để ít chảy máu và giảm stress cho lợn con. Số con thực hiện là 3043 (đạt 100%). Em đã tham gia thiến thành công 1012 lợn đực trong tổng 1019 lợn đực (đạt 99,31%). Thiến lợn đực khi đủ 5 ngày tuổi sẽ giảm bớt việc mất máu khi thực hiện thủ thuật.

Thao tác mổ hernia chiếm tỷ lệ thấp số lượng lợn con bị hernia trong thời gian em thực tập thực hiện là 11 con và 8 con được an toàn (đạt tỷ lệ 72,73%).

Nguyên nhân dẫn đến lợn con bị hernia chủ yếu là do bẩm sinh, khi đẻ ra lợn con đã mắc, một phần do trong quá trình thao tác kỹ thuật thiến lợn không đúng làm xa ruột bẹn.

Qua những thao tác trên đã giúp em học hỏi thêm được kinh nghiệm trong chăm sóc lợn con cũng như nâng cao tay nghề về các thao tác kỹ thuật trên lợn con, đồng thời giúp em mạnh dạn hơn, tự tin hơn vào khả năng của mình, hoàn thành tốt công việc được giao.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài tại trại lợn Nhâm Xuân Tiến, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Em có một số kết luận như sau:

- Về quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại luôn thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của cán bộ kỹ thuật.

- Chăm sóc, nuôi dưỡng cho 217 lợn nái, có 93,09% nái đẻ bình thường và 6,91% nái đẻ khó phải can thiệp.

- Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái trong 6 tháng thực tập lần lượt là: Bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất là 14,75%, bệnh sót nhau là 5,99%,và thấp nhất là bệnh viên vú là 2,30%.

- Kết quả điều trị khỏi các bệnh trên đàn lợn nái sinh sản là: Hiện tượng khó đẻ, đạt 100% bệnh sót nhau đạt 100%, bệnh viêm tử cung đạt 90,62% và viêm vú đạt 100%.

Thông qua các công việc chuyên môn (như: chăm sóc nuôi dưỡng, làm kỹ thuật, điều trị bệnh,...) và các công tác khác tại cơ sở em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, tích lũy được nhiều kiến thức, nâng cao tay nghề và biết cách quản lý, tổ chức sản xuất chăn nuôi lợn sinh sản theo quy mô trang trại.

5.2. Đề nghị

Do tỉ lệ lợn mắc một số bệnh sinh sản vẫn còn cao (29,95%) vì vậy cần: - Thực hiện tốt quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, vệ sinh thú y, tiêm phòng, để phát huy tối đa khả năng sinh sản của các dòng lợn nái ngoại, nâng cao số lượng và chất lượng con giống.

- Nâng cao hơn nữa tay nghề cho đội ngũ công nhân tại trại nhằm nâng cao chất lượng sản xuất.

- Cần tập cho lợn con ăn sớm đặc biệt là trong chăn nuôi tập trung - Đầu tư thêm các trang thiết bị, dụng cụ thú y tại trại.

- Kiểm tra, theo dõi đàn lợn nái từ khi chọn nái hậu bị, lợn nái mang thai, lợn nái sau cai sữa để đảm bảo sức khỏe của đàn lợn luôn tốt, trẻ hóa cơ cấu đàn lợn nái để có năng suất sinh sản cao, loại bỏ lợn nái đã già, đẻ nhiều lứa, lợn nái năng suất sinh sản kém. Luôn có lợn nái để thay thế lợn nái đã loại thải.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước

1. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XXIII (số5), tr. 51 - 56.

2. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái, heo con, heo thịt, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29 - 35

3. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông

nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

4. Đào Trọng Đạt (2000), Bệnh ở lợn nái và lợn con. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình

sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 23 - 35.

7. Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ (1995), Bệnh đường tiêu hóa ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Trần Văn Điền (2015), Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh

sản, Trung tâm giống vật nuôi Phú Thọ.

9. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Thọ (2006), Các bệnh

ký sinh trùng và bệnh nội sản khoa thường gặp ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

10.Trương Lăng (2000), Hướng dẫn điều trị các bệnh ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 77 - 91.

11.Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

12.Nguyễn Tài Năng, Phạm Đức Chương, Cao Văn, Nguyễn Thị Quyên (2016), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Đại học Hùng Vương.

13.Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000), Bệnh sản khoa gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14.Nguyễn Như Pho (2002), “Ảnh hưởng của việc tăng cường điều kiện vệ sinh đến hội chứng MMA và năng suất sinh sản của heo nái”, Tạp chí khoa

học kỹ thuật Thú y, Tập 6 (Số 4), tr. 34 - 40.

15.Nguyễn Ngọc Phục (2005), công tác thú y trong chăn nôi lợn, Nxb Lao động và xã hội, Hà Nội.

16.Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

17.Nguyễn Văn Thanh (2003), “Khảo sát tỷ lệ viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại đồng bằng sông Hồng và thử nghiệm điều trị”, Tạp chí Khoa

học Kỹ thuật thú y, Tập 10 (Số 2), tr. 23 - 31.

18.Nguyễn Văn Thanh (2007), “Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại đồng bằng Sông Hồng và thử nghiệm điều trị”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XIV (Số 3), tr. 38 - 43.

19.Nguyễn Văn Thanh, Trần Tiến Dũng, Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Mai Thơ (2016), Giáo trình bệnh sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 20.Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2010), “Tình hình bệnh viêm tử

cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị”, Tạp chí KHKT Thú

y, tập 17.

21.Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

22.Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2005), “So sánh khả năng sinh sản của nái lai F1 (LY) phối với đực Duroc và Pietran”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật

Nông nghiệp, Tập III (Số 2), tr. 140 - 143.

23.Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Hồng Minh, Bùi Thị Thơm, Nguyễn Thu Quyên, Hà Thị Hảo, Nguyễn Đức Trường (2017), Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

II. Tài liệu nước ngoài

24.Bidwel C. and William S., Muirhead and Alexander (2015), “Laboratory diagnosis of porcine infertility in the UK”, The Pig Journal, pp. 88 - 106. 25.Christensen R.V, Aalbaek B, Taylor, Jensen H. E. (2007), “Pathology of

udder lesions in sows”, J. Vet. Med. A Physiol, Patho.l Clin, Med, 2007

Nov., 54(9), tr. 491.

26.Kemper N., Bardehle1 D., Lehmann J., Gerjets I., Looft H., Preibler R. (2013), “The role of bacterial pathogens in coliform mastitis in sows”,

Berliner und Münchener Tierärztliche Wochenschrift, 126, Heft 3/4,

Seiten, pp. 130 - 136

27.Smith Bradford B., Martineau Georges, Bisaillon Ariane. (1995), “Mammary gland and lactation problems”, Disease of swine, 7th edition, Iowa state university press, pp. 40 - 57.

28.Waller C. M., Bilkei G., Cameron R. D. A., Shrestha (2002), “Effect of periparturient disease and/or reproductive failure accompanied by excessive vulval discharge and weaning to mating interval on sows’reproductive performance”, Australian Veterinary Journal, 80, pp.

PHỤC LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Hình 1: Tổng quan toàn trại Nhâm Xuân Tiến, Thái Bình

Hình 4: Dội vôi đường đi Hình 5: Tiêm sắt cho lợn con

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn nhâm xuân tiến, huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)