Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn nhâm xuân tiến, huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 47 - 49)

Điều trị bệnh cho lợn mắc bệnh cần phải tiến hành sớm ngay sau khi phát hiện ra lợn bị bệnh, đồng thời phải lựa chọn phác đồ điệu trị tốt nhất, kháng sinh đặc hiệu nhất thì hiệu quả điều trị mới cao và giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về kinh tế do lợn ốm và chết. Từ kết quả chẩn đoán như trình bày ở bảng 4.3, chúng tôi tiến hành điều trị bằng các phác đồ điều trị đặc hiệu cho từng loại bệnh.

Bảng 4.6. Phác đồ điều trị viêm mủ, sót con, sót nhau,... Ngày tiêm Tên thuốc

Liệu trình

(ngày)

Liều lượng

(ml)

Cách tiêm

Ngày 1 Oxytocine, kháng sinh 7 - 9 ngày 2, 22 - 24 Tiêm bắp

Ngày 2

Oxytocine, lincoject + dexa, kháng sinh, thụt rửa kháng

sinh

7 - 9 ngày 2, 15, 22 - 24 Tiêm bắp

Ngày 3 Oxytocine, kháng sinh, thụt

rửa kháng sinh 7 - 9 ngày 22 - 24 Tiêm bắp

Ngày 5

Kháng sinh,

lincoject + dexa

7 - 9 ngày 22 - 24 Tiêm bắp

Ngày 7 Kháng sinh 7 - 9 ngày 22 - 24 Tiêm bắp

Ngày 9 Kháng sinh 7 - 9 ngày 22 - 24 Tiêm bắp

Ghi chú:

-Ghi phiếu đầy đủ từng mũi tiêm trong ngày, đánh dấu sơn trên lưng lợn mẹ Kết quả điều trị bệnh sinh sản cho lợn nái được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản

Tên bệnh Số lợn điều trị (con) Số ngày điều trị TB (ngày) Số lợn khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Viêm tử cung 32 4,27 29 90,62 Bệnh viêm vú 5 4,33 5 100 Hiện tượng đẻ khó 15 1 15 100 Bệnh sót nhau 13 3,17 13 100

Kết quả bảng 4.7 cho thấy khi phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao. Khi điều trị 32 lợn nái bị viêm tử cung 4,27 ngày liên tục thì có 29 lợn khỏi bệnh, đạt 90,62%. Điều trị 5 lợn nái bị bệnh viêm vú sau 4,33 ngày điều trị và 13 lợn nái bị bệnh sót nhau sau 3,17 ngày điều trị, đều cho tỷ lệ khỏi bệnh là 100%. Đã xử lý được 15 lợn nái đẻ khó, kết quả là sau khi xử lý cả mẹ và con đều khỏe mạnh, ăn uống bình thường, đạt 100%.

Kết quả bảng 4.7 cũng cho thấy các phác đồ điều trị các bệnh sinh sản của lợn nái ta này đều có hiệu lực điều trị tốt, thời gian điều trị không kéo dài, nên có thể khuyến cáo cho người chăn nuôi sử dụng các phác đồ điều trị này để điều trị cho lợn nái khi mắc các bệnh về sinh sản trong quá trình chăn nuôi. Qua quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái nuôi tại trại chúng em rút ra được bài học kinh nghiệm là để hạn chế các bệnh về đường sinh dục của lợn nái thì trong quá trình đỡ đẻ khi cần thực hiện các biện pháp can thiệp ta phải kiểm tra nghiêm ngặt các dụng cụ, vô trùng, tay người thực hiện phải sát trùng cẩn thận, vệ sinh sát trùng cơ quan sinh dục lợn nái sạch sẽ.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn nhâm xuân tiến, huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 47 - 49)