Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn nhâm xuân tiến, huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 43 - 44)

Qua theo dõi 217 lợn nái sinh sản tại trang trại, dựa trên những triệu chứng lâm sàng điển hình của từng bệnh, chúng tôi đã chẩn đoán được lợn nái mắc một số bệnh chủ yếu như viêm tử cung, viêm vú, đẻ khó và bệnh sót nhau. Kết quả chẩn đoán lợn nái mắc một số bệnh sinh sản được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản Tên bệnh Số lợn theo dõi

(con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Hiện tượng đẻ khó 217 15 6,91 Viêm tử cung 217 32 14,75 Viêm vú 217 5 2,30 Bệnh sót nhau 217 13 5,99 Tính chung 217 65 29,95

Kết quả bảng 4.3 cho biết khi theo dõi 217 lợn nái sinh sản trước và sau khi đẻ về bốn bệnh sinh sản thường gặp ở lợn nái thấy rằng bệnh viêm tử cung có 32 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ cao nhất là 14,75%, tiếp đến là hiện tượng đẻ khó có 15 con, chiếm tỷ lệ 6,91%, viêm vú có 5 con, chiếm 2,30% và bệnh sót nhau 13 con, chiếm 5,99%. Khi tính chung các bệnh sinh sản thì lợn nái ở trang trại thì có tỷ lệ mắc các bệnh này là 29,95%.

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở mức 14,75%, một là do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh

nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Hai là, do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm.

Mặt khác, do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái trước và sau khi đẻ chưa được tốt khi gặp điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây viêm tử cung.

Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh đẻ khó là 6,91%, theo chúng tôi là do trong giai đoạn mang thai lợn nái ít được vận động, chăm sóc nuôi dưỡng chưa được tốt làm cho lợn mẹ yếu, khi đẻ sức rặn kém. Ngoài ra, do lợn nái mới đẻ lứa đầu nên xoang chậu còn hẹp, làm cho việc đẻ tự nhiên của lợn gặp nhiều khó khăn hoặc do lợn nái già đẻ trên 7 lứa nên sức rặn đẻ của lợn nái kém.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn nhâm xuân tiến, huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)