Thực tế hiện nay trong chăn nuôi ở nước ta bệnh dịch trên gia súc diễn biến rất phức tạp gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng.
Việc vệ sinh sát trùng tiêu độc chuồng trại là hết sức quan trọng và cần thiết vì nó giúp khống chế dịch bệnh, diệt mầm bệnh trong môi trường, ngăn chặn lây lan dịch bệnh. Vệ sinh sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi giúp tăng hiệu quả, phát triển bền vững, hạn chế bệnh dịch. Trong suốt quá trình thực tập chúng em đã thực hiện tốt các quy định vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày chúng em tiến hành thu gom phân và chuyển ra nơi để phân của trại quy định, quét rọn toàn bộ hành lang đi lại và xung quanh chuồng, rửa ô chuồng, phun thuốc sát trùng, lau cọ máng ăn của lợn mẹ và lợn con. Định kỳ phun thuốc muỗi, quét mạng nhện trong ô chuồng, rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang đi lại nhằm đảm bảo vệ sinh. Kết quả thực hiện được trình bày ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng tại trang trại Công việc Số lượng được giao (lần) Số lượng thực hiện được (lần) Kết quả so với nhiệm vụ được giao (%)
Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 90 90 100
Phun sát trùng, rắc vôi 90 90 100
Xịt gầm chuồng 45 45 100
Tổng vệ sinh quanh khu vực
chăn nuôi 24 24 100
Tắm sát trùng 360 360 100
Kết quả bảng 4.4 cho thấy vệ sinh chuồng trại được giao thực hiện 90 lần và đã thực hiện hoàn thành 90 lần, đạt 100%; phun sát trùng, rắc vôi chuồng trại được giao là 900 lần, đã thực hiện 90 lần, đạt 100%; xịt gầm chuồng được giao là 45 lần và đã thực hiện được đủ 45 lần, đạt 100%; tổng vệ sinh chuồng trại được giao thực hiện là 24 lần và đã thực hiện được 24 lần, đạt 100%; tắm sát trùng được giao thực hiện 360 lần, đã thực hiện 360, đạt 100%. Như vậy, em luôn thực hiện đầy đủ và đúng yêu cầu về vệ sinh, sát trùng chuồng trại trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trại, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi các loại mầm bệnh xâm nhập vào đàn lợn tại trang trại.