Các nhân tố về môi trường bên trong

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực tại viện sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường (Trang 39)

6. Bố cục của đề tài

1.3.2. Các nhân tố về môi trường bên trong

“Do chiến lược phát triển của tổ chức: Mỗi một tổ chức có chiến lược phát triển nhất định, chiến lược này là cơ sở để đưa ra các kế hoạch hoạt động cụ thể trong đó có kế hoạch đào tạo nhân lực. Đó là căn cứ quan trọng để tổ chức thực hiện mục tiêu đào tạo nhân lực có trình độ phù hợp nhất.

Do các chính sách về nhân lực như tuyển dụng, phân bổ nhân lực… sẽ ảnh hưởng nhiều đến chiến lược đào tạo nhân lực. Với các tổ chức thực hiện bố trí, sắp xếp, phân công công việc hợp lý, có chính sách quy hoạch, đề bạt, thăng tiến công bằng, dựa vào năng lực, trình độ chuyên môn thực tế sẽ động lực cho người lao

động phấn đấu, cống hiến, tự rèn luyện và nâng cao hiệu quả làm việc. Người lao động được làm ở đúng vị trí phù hợp so với trình độ chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo của họ sẽ phát huy được thế mạnh và khuyến khích họ tiếp tục tham dự các khóa đào tạo tiếp theo.

“Do sự quan tâm của người đứng đầu, đội ngũ quản lý và chính bản thân người lao động. Người đứng đầu là người trực tiếp chỉ đạo, quan điểm của người đứng đầu sẽ tác động đến chính sách đào tạo nhân lực. Người đứng đầu thực sự quan tâm đến sự phát triển chuyên môn, quan tâm đến đội ngũ lao động thì hiệu quả công tác đào tạo mới được nâng cao. Ngoài các khuyến khích tạo điều kiện từ tổ chức thì chính bản thân người lao động là yếu tố quyết định đến công tác đào tạo. Người lao động cần phải thực sự nhận thức được việc đào tạo, nâng cao trình độ năng lực bản thân là tiền đề cho họ phát triển được chính bản thân, nâng cao được vị trí của mình trong tổ chức.

Do khả năng tài chính của tổ chức: Tài chính là nhân tố ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động trong tổ chức. Khi có nguồn tài chính đầy đủ, được dự trù theo một kế hoạch chi tiết, đảm bảo cân đối thu chi sẽ giúp cho kế hoạch đào tạo được hoàn thiện tốt nhất, đảm bảo cho kế hoạch đào tạo triển khai có hiệu quả và không bị ngắt quãng.

Do nguồn tài chính của cá nhân: Bên cạnh việc hỗ trợ đào tạo của tổ chức để thực hiện đào tạo thì cá nhân vẫn phải chi trả nhiều chi phí khác. Đối với cơ quan nhà nước, nguồn thu nhập chủ yếu là từ lương, do đó với cán bộ trẻ thì nguồn tài chính của cá nhân có thể là một rào cản trong công tác đào tạo.

Do chính sách đãi ngộ cho người lao động: Đây là một vấn đề mà mỗi người lao động sau khi đào tạo luôn quan tâm. Một tổ chức có chính sách đãi ngộ trong và sau đào tạo tốt sẽ khuyến khích người lao động trong công tác đào tạo và ngược lại. ”

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

“Căn cứ các tài liệu tham khảo của các tác giả cũng như một số tổ chức đã nghiên cứu về công tác đào tạo nhân lực, luận văn có nêu ra một số khái niệm về nhân lực và đào tạo nhân lực, làm rõ vai trò của đào tạo nhân lực để thấy tầm quan trọng của công tác này đối với mỗi tổ chức, mỗi quốc gia. Đồng thời, nghiên cứu các khung lý thuyết về công tác đào tạo nhân lực từ nội dung đến các phương pháp đào tạo cùng với các kinh nghiệm rút ra từ công tác đào tạo của một số nước, từ đó làm cơ sở để luận văn có hướng tiếp cận với các công tác đào tạo của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường trong chương tiếp theo. ”

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI VIỆN SỨC KHOẺ NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG 2.1. TỔNG QUAN VỀ VIỆN SỨC KHOẺ NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Tên đầy đủ: VIỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Phường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Mã số thuế: 0100949810

Người ĐDPL: Doãn Ngọc Hải Ngày hoạt động: 24/04/1982

“Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường là một tổ chức trực thuộc và chịu sự quản lý của Bộ tế. Hiện nay Viện chính là cơ sở đầu ngành cấp quốc gia về sức khỏe, nghề nghiệp, vệ sinh môi trường và vệ sinh tại trường học.

Viện có tư cách pháp nhân hợp lý có con dấu riêng và chịu sự quản lý theo quy định của pháp luật. Mọi sai phạm, tắc trách gây nên hậu quả tùy từng mức độ mà xử phạt theo quy định hành chính, pháp luật của nhà nước.

Viện cũng chịu sự quản lý của nhà nước về khoa học, về y tế, về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Mọi hoạt động, sự kiện tổ chức đều mang tính cộng đồng, giải quyết mọi vấn đề, khúc mắc của người dân có nhu cầu về sức khỏe, nghề nghiệp và môi trường.

Là một tổ chức trực thuộc Bộ tế cho nên mọi hoạt động đều phục vụ cho mục đích cộng đồng, sức khỏe, nghề nghiệp và môi trường. Viện cũng có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng.

Chức năng chính của Viện là nghiên cứu khoa học, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, chỉ đạo chuyên môn tuyến dưới. Chỉ đạo các hoạt động truyền thông về giáo dục sức khỏe, nghề nghiệp. 2.1.3.

Hợp tác quốc tế và cung cấp các dịch vụ khoa học kỹ thuật về sức khỏe, vệ sinh, nghề nghiệp, an toàn lao động, tâm sinh lý… Các vấn đề về phòng chống tai

nạn thương tích, có những đề xuất, ý kiến mới để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân về các lĩnh vực đảm nhận. ”

2.1.2. Đặc điểm công tác tổ chức

Bộ máy tổ chức của Viện cũng đầy đủ mọi phòng ban. Mỗi phòng ban đảm nhiệm chức năng riêng biệt hỗ trợ lẫn nhau trong xử lý các vấn đề chung.

Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính

Các ph ng nghiệp vụ chức năng:

- Phòng Tổ chức – Hành chính (bao gồm cả Bảo vệ chính trị nội bộ).

- Phòng Vật tư – Trang thiết bị.

- Phòng Tài chính – Kế toán.

- Khoa Vệ sinh – n toàn lao động.

- Khoa Sức khỏe môi trường.

- Khoa Bệnh nghề nghiệp.

- Khoa Xét nghiệm và phân tích.

- Khoa Khám bệnh chuyên ngành.

Các đơn vị phục vụ nghiên cứu, đào tạo:

- Trung tâm đào tạo và Quản lý khoa học.

- Giám sát chất lượng nước quốc gia.

- Trung tâm Dịch vụ khoa học kĩ thuật sức khỏe và môi trường.

- Trung tâm Quan trắc môi trường.

Các bộ phận khác sẽ được thành lập khi có quyết định hoặc chỉ đạo từ cấp trên. Hàng năm đều có sự bổ nhiệm thay đổi vị trí, luân chuyển để nâng cao kỹ năng chuyên ngành.

2.1.3. Tình hình nhân sự tại Viện

Bảng 2.1: Nhân lực của Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường giai đoạn 2018-2020

Chỉ tiêu

Tổng số nhân lực (Người)

Chia theo tính chất công việc

- Số người lao động gián tiếp - Số người lao động trực tiếp

Cơ cấu nhân lực theo tính chất công việc (%)

- Số người lao động gián tiếp - Số người lao động trực tiếp

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính, Viện sức h e nghề nghiệp và môi trường Số

lượng lao động gián tiếp giai đoạn 2018- 2020 liên tục tăng, từ 226 người (năm 2018) lên 249 người (năm 2020). Trong khi đó, số lao động trực tiếp liên tục giảm trong 3 năm liền từ mức 88 người (năm 2018) xuống còn 84 người (năm 2020). Do đó, trong cơ cấu lao động của Viện, lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn với con số thấp nhất là 71,97% vào năm 2018 và liên tục tăng qua các năm, đến năm 2020 đạt 74,77% tổng số lao động của Viện, tương ứng với đó, tỷ trọng lao

động trực tiếp giảm nhẹ qua các năm từ 28,03% (năm 2018) xuống còn 25,23% (năm 2020).

Điều này là phù hợp với đặc thù công việc tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường chuyên nghiên cứu: lao động trực tiếp bao gồm các nghiên cứu viên, cán bộ y bác sĩ trực tiếp tạo ra doanh thu hàng năm phải chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, lao động gián tiếp bao gồm bộ phận kế toán, khối văn phòng, phục vụ là bộ phận hỗ trợ chiếm tỷ trọng cao hơn.

Lý do là thứ nhất, các đoàn khám sức khoẻ cho người lao động được tổ chức tại chỗ - tại các đơn vị, đa phần thuộc các khu công nghiệp. Mặt khác, Viện không đủ nhân lực và chi phí để tổ chức đoàn khám đi các khu công nghiệp ở xa. Vì vậy giải pháp là thuê các công tác viên và nguồn lực tại chỗ, tại địa phương có đơn vị tổ chức khám.

Thứ hai, các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, các đề tài thì là do đội ngũ bác sĩ chuyên gia của viện đảm nhiệm, các công việc thu thập thông tin, thì lại do các công tác viên, và các nguồn lao động gián tiếp tại nơi trực tiếp thu thập.

Chính vì vậy, tỷ lệ lao động gián tiếp tại Viện nhiều hơn lao động trực tiếp là phù hợp.”

2.2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI VIỆN SỨC KHOẺNGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG

2.2.1. Xây dựng kế hoạch đào tạo

2.2.1.1. Xác định nhu cầu đào tạo tại Viện

“Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường là một Viện trực thuộc Bộ tế. Hàng năm, Viện xác định nhu cầu đào tạo thông qua các căn sứ sau:

Thứ nhất, căn cứ vào các chương trình đào tạo dự kiến do Bộ tế đề xuất gửi xuống để Viện phổ biến cho cán bộ, cán bộ xem xét và đăng ký, phòng Tổ chức – Hành chính được giao phụ trách tổng hợp danh sách tham gia. Cụ thể, căn cứ vào thông báo về các chương trình của Bộ tế liên kết với các tổ chức giáo dục, đào tạo, trường học trong và ngoài nước, Viện sẽ đăng ký cho cán bộ của Viện tham gia nếu phù hợp đối tượng và mục đích của chương trình.

Thứ hai, căn cứ vào công tác quy hoạch của Viện. Đối với mỗi tiêu chuẩn của từng vị trí, phòng Tổ chức – Hành chính sẽ thống kê để có căn cứ cử đi đào tạo các lớp bồi dưỡng giúp cho cán bộ được quy hoạch hoàn thiện các tiêu chuẩn theo quy định. Theo từng giai đoạn có kế hoạch quy hoạch lãnh đạo Viện, trưởng phó phòng khoa với các đặc trưng đặc thù riêng, tiêu chí riêng như với trưởng khoa, phó khoa yêu cầu đào tạo trình độ thạc sĩ trở lên, trình độ lý luận trung cấp. Hoặc với viện trưởng, phó viện trưởng yêu cầu đào tạo tiến sĩ, trình độ lý luận cao cấp. Và độ tuổi tham gia đào tạo có quy hoạch là dưới 45 tuổi.

Thứ ba, căn cứ vào đề nghị của người lao động. Xuất phát từ yêu cầu trong quá trình thực hiện công việc của bản thân, cán bộ có thể tự đánh giá về các kỹ năng còn thiếu cần bổ sung các kiến thức và kỹ năng cần thiết nào từ đó đưa ra đề xuất với lãnh đạo Viện.

Viện có các khóa học, chương trình đào tạo chỉ đạo tuyến về các vấn đề như an toàn vệ sinh lao động, các kỹ thuật đo bệnh nghề nghiệp, khám bệnh nghề nghiệp. Hiện nay, Viện cũng được cấp giấy phép cho phép đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành bệnh nghề nghiệp cho các cán bộ y tế thuộc đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện có nhu cầu. Như vậy, đây là đặc trưng của Viện. Những cán bộ, người lao động đang công tác tại Viện nếu có nhu cầu được đào tạo các chương trình thiết kế riêng và do Viện tự tổ chức, thì tự đánh giá và làm đề xuất, Viện sẽ tạo điều kiện tối đa để người lao động có nhu cầu được học miễn phí để thực hành trong công việc, và không cần các điều kiện đi kèm như bằng cấp, chứng chỉ liên quan.

Thông qua các căn cứ trên, Viện xác định được nhu cầu đào tạo của cán bộ về bằng cấp, chứng chỉ như trình độ lý luận chính trị; quản lý nhà nước; bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ theo vị trí việc làm. Tuy nhiên, số lượng cán bộ thực tế được đào tạo thì chưa đáp ứng được nhu cầu. Về lĩnh vực chuyên môn chủ yếu của cán bộ nghiên cứu là lĩnh vực kinh tế, các lĩnh vực nghiên cứu khác như văn hóa, xã hội, giáo dục có rất ít, đặc biệt là chính trị và tôn giáo. Việc đào tạo các lĩnh vực còn thiếu là vô cùng cần thiết. Về ngoại ngữ, đặc điểm của Viện là nghiên cứu về y tế và môi trường do đó ngoài việc biết tiếng nh thì cần phải có cán bộ

biết các thứ tiếng khác. Nhưng hiện nay, cán bộ Viện sử dụng thành thạo tiếng nh vẫn còn hạn chế, cán bộ biết tiếng Pháp có 03 cán bộ, các cán bộ biết tiếng khác là không có. Hàng năm, có nhiều chương trình đào tạo cả ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài, tuy nhiên nhiều cán bộ chưa thực sự quan tâm. Từ khi thành lập đến nay, Viện mới có 02 viên chức tham gia đào tạo tiếng Pháp theo chương trình của Đại sứ quán Pháp trong thời gian từ 8 đến 9 tháng. Không có thạc sĩ và tiến sĩ đi học nước ngoài do Viện cử đi. ”

Sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp số liệu từ nguồn dữ liệu thứ cấp, nhu cầu đào tạo của Viện được thể hiện ở bảng 2.2:

Bảng 2.2. Tổng hợp nhu cầu đào tạo của Viện năm 2020

STT Nội dung chương trình đào tạo

1 Trình độ lý luận chính trị

2 Quản lý nhà nước

3 Bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng,

nghiệp vụ theo vị trí việc làm

4 Phòng cháy, chữa cháy

5 Ngoại ngữ

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính, Viện sức h e nghề nghiệp và môi trường

“Theo kế hoạch, tình hình thực hiện kế hoạch và nhu cầu thực tế về chất lượng lao động hiện có mà hàng quý Viện đã xác định được nhu cầu đào tạo và phát triển lao động. Viện đã xác định nhu cầu đào tạo cụ thể như sau:

Hàng năm, kế hoạch đào tạo của Viện được lập cùng với kế hoạch hoạt động nhằm đảm bảo đào tạo nguồn lao động có trình độ, có năng lực đáp ứng các mục tiêu nhiệm vụ trong năm và dài hạn của đơn vị, bao gồm các nội dung: mục tiêu cần đạt được, các vấn đề cần giải quyết; hình thức đào tạo; nội dung/chương trình đào tạo; đối tượng, số lượng; thời gian; địa điểm; kinh phí dự kiến và nguồn kinh phí v.v. Kế hoạch đào tạo và phát triển lao động hàng năm có thể được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung vào giữa kỳ kế hoạch. ”

với yêu cầu công việc trong từng đơn vị đó sau đó gửi về phòng Tổ chức – Hành chính của Viện;

Thứ hai, phòng Tổ chức – Hành chính của Viện tổng hợp nhu cầu đào tạo của

các đơn vị và căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ được giao, khối lượng công việc, mức độ phức tạp của công việc và cơ cấu nguồn lao động hiện có để cân đối và lập kế hoạch đào tạo của Viện cho năm kế hoạch.

Các chỉ tiêu của kế hoạch đào tạo hàng năm của Viện, được giao cho các đơn vị và phòng Tổ chức - Hành chính phối hợp xác định bao gồm:

-Nội dung đào tạo gồm có: Đào tạo mới (đại học, cao đẳng, nhân viên kỹ thuật), đào tạo ngắn hạn và bồi dưỡng (nâng bậc, chuyên môn nghiệp vụ) và đào tạo khác, chỉ tiêu này được xác định căn cứ vào kế hoạch SXKD, thực trạng lao động hiện có và yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của người lao động để đáp ứng yêu cầu của công việc;

- Số lượng đào tạo theo từng nội dung, chỉ tiêu này được xác định căn cứ trên cơ sở nhu cầu đào tạo của các đơn vị và nguồn lực đáp ứng cho công tác đào tạo hàng năm của Viện;

- Thời gian đào tạo, căn cứ mục tiêu chương trình đào tạo;

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực tại viện sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w