Định hướng phát triển của Viện sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực tại viện sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường (Trang 88 - 89)

6. Bố cục của đề tài

3.1.1. Định hướng phát triển của Viện sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường

“Trong chiến lược phát triển đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 của Viện, cơ cấu tổ chức của Viện sẽ tiếp tục được kiện toàn với số lượng nhân sự được chú trọng đầu tư để nâng cao về chất lượng và không tăng nhiều về số lượng, đảm bảo gọn nhẹ, hiệu quả. - Thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ mới của Viện đã được phê duyệt. Trở thành đơn vị đi đầu trong việc cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, đường lối, chiến lược và chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy hợp tác phát triển với sức khỏe nghề nghiệp và môi trường; tư vấn khoa học và tham gia đào tạo phát triển nhân lực sức khỏe nghề nghiệp và môi trường liên quan đến sức khỏe nghề nghiệp và môi trường.

- Phát triển nhân lực của Viện có trình độ chuyên môn cao, có những chuyên gia trong các lĩnh vực nghiên cứu về sức khỏe nghề nghiệp và môi trường. Đặc biệt, cử cán bộ đi đào tạo thực tế để từ đó có cái nhìn thực tế và bao quát trong lĩnh vực mà từng cán bộ nghiên cứu. Phát triển nhân lực có đầy đủ các kỹ năng đáp ứng nhiệm vụ công việc như ngoại ngữ, chuyên môn y tế; về công nghệ thông tin… - Tổng số cán bộ, viên chức của Viện đến năm 2025 dự kiến sẽ nâng lên tối đa là 30 người và có thể tăng lên đến 35 – 40 người vào năm 2030. Việc gia tăng số lượng cán bộ, viên chức sẽ được xem xét gắn với công việc cụ thể và dựa trên cơ sở xây dựng đề án vị trí việc làm cho mỗi giai đoạn phát triển. ”

- Dự kiến số cán bộ tăng thêm đến năm 2025 là: 30 người + Khối nghiên cứu là: 22 người

+ Khối chức năng là: 8 người

+ Khối nghiên cứu là: 26 người + Khối chức năng là 9 người.

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực tại viện sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w