6. Bố cục của đề tài
2.1.3. Tình hình nhân sự tại Viện
Bảng 2.1: Nhân lực của Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường giai đoạn 2018-2020
Chỉ tiêu
Tổng số nhân lực (Người)
Chia theo tính chất công việc
- Số người lao động gián tiếp - Số người lao động trực tiếp
Cơ cấu nhân lực theo tính chất công việc (%)
- Số người lao động gián tiếp - Số người lao động trực tiếp
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính, Viện sức h e nghề nghiệp và môi trường Số
lượng lao động gián tiếp giai đoạn 2018- 2020 liên tục tăng, từ 226 người (năm 2018) lên 249 người (năm 2020). Trong khi đó, số lao động trực tiếp liên tục giảm trong 3 năm liền từ mức 88 người (năm 2018) xuống còn 84 người (năm 2020). Do đó, trong cơ cấu lao động của Viện, lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn với con số thấp nhất là 71,97% vào năm 2018 và liên tục tăng qua các năm, đến năm 2020 đạt 74,77% tổng số lao động của Viện, tương ứng với đó, tỷ trọng lao
động trực tiếp giảm nhẹ qua các năm từ 28,03% (năm 2018) xuống còn 25,23% (năm 2020).
Điều này là phù hợp với đặc thù công việc tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường chuyên nghiên cứu: lao động trực tiếp bao gồm các nghiên cứu viên, cán bộ y bác sĩ trực tiếp tạo ra doanh thu hàng năm phải chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, lao động gián tiếp bao gồm bộ phận kế toán, khối văn phòng, phục vụ là bộ phận hỗ trợ chiếm tỷ trọng cao hơn.
Lý do là thứ nhất, các đoàn khám sức khoẻ cho người lao động được tổ chức tại chỗ - tại các đơn vị, đa phần thuộc các khu công nghiệp. Mặt khác, Viện không đủ nhân lực và chi phí để tổ chức đoàn khám đi các khu công nghiệp ở xa. Vì vậy giải pháp là thuê các công tác viên và nguồn lực tại chỗ, tại địa phương có đơn vị tổ chức khám.
Thứ hai, các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, các đề tài thì là do đội ngũ bác sĩ chuyên gia của viện đảm nhiệm, các công việc thu thập thông tin, thì lại do các công tác viên, và các nguồn lao động gián tiếp tại nơi trực tiếp thu thập.
Chính vì vậy, tỷ lệ lao động gián tiếp tại Viện nhiều hơn lao động trực tiếp là phù hợp.”