Các chỉ tiêu phản ánh kết quả quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh yên phong (Trang 38 - 41)

6. Kết cấu luận văn

1.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay

hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

Các chỉ tiêu đánh giá RRTD tại các ngân hàng thương mại có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó trực tiếp phản ánh RRTD của ngân hàng. Theo Giáo trình quản trị tín dụng ngân hàng thương mại do PGS.TS Đinh Xuân Hạng, ThS. Nguyễn Văn Lộc biên soạn năm 2012 đã đưa ra các chỉ tiêu dưới đây để đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng:

- Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn. Ngân hàng nào có tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì mức độ rủi ro của ngân hàng càng lớn vì với những món nợ quá hạn không thu hồi được sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình khai thác và sử dụng nguồn vốn của ngân hàng. Hơn nữa, nợ quá hạn tăng lên làm cho khả năng mất vốn của ngân hàng gia tăng, ảnh hưởng đến dòng tiền dự tính thu về, qua đó tác động đến cung thanh khoản của ngân hàng. Không chỉ vậy, nợ quá hạn còn tăng chi phí của ngân hàng, với một khoản tín dụng gặp rủi ro, ngân hàng phải tốn chi phí cho việc đôn đốc, giám sát thu hồi nợ chi phí cơ hội cao, …

Theo Basel II, nợ quá hạn là khoản nợ tổ chức tín dụng mà người đi vay (cá nhân hoặc tổ chức) khi đến ngày trả nợ theo hợp đồng nhưng lại không thể trả gốc và lãi đúng theo trên hợp đồng.

Tỷ lệ nợ quá hạn KHCN = (Nợ quá hạn KHCN/ Tổng dư nợ cho vay KHCN) X 100%

Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh dư nợ gốc đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Tỷ lệ này cho biết, cứ trên 100 đồng dư nợ hiện tại có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng cho vay KHCN của ngân hàng. Quy định hiện nay của NHNN cho phép dư nợ quá hạn của các NHTM không được vượt quá 5%, NHNN đưa ra con số này nhằm tạo giới hạn để đánh giá mức độ rủi ro trong cho vay của NHTM, nếu tỷ lệ này càng nhỏ thì rủi ro cho vay KHCN càng nhỏ, quản trị rủi ro tín dụng KHCN càng tốt và ngược lại.

- Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay KHCN

Một chỉ tiêu quan trọng khác đánh giá rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ xấu. Thông thường tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là dưới 3% vẫn được xem là trong giới hạn an toàn cho phép. Tỷ lệ nợ xấu được tính theo công thức như sau:

Tỷ lệ nợ xấu KHCN = (Nợ xấu KHCN/ Tổng dư nợ cho vay KHCN) x 100% Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, là chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng cho vay KHCN của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường mà ở nguy cơ mất vốn. Một khoản cho vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ.

Nợ xấu có các đặc trưng sau:

+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã đến hạn.

+ Tình hình tài chính của khách hàng đang có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi.

+ Tài sản đảm bảo được đánh giá là giá trị phát mại không đủ trang trải nợ gốc và lãi.

+ Thông thường là những khoản nợ đã được gia hạn nợ, hoặc những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày.

- Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn trong cho vay KHCN

Tỷ lệ nợ xấu/nợ quá hạn = (Nợ xấu cho vay KHCN/Nợ quá hạn cho vay KHCN) x 100%

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng ngân hàng cho khách hàng vay thì nợ xấu chiếm bao nhiêu % nợ quá hạn. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt, tỷ lệ này cao thì trong nợ quá hạn, nợ xấu chiếm phần lớn, nguy cơ mất vốn của ngân hàng cao, phản ánh công tác quản trị rủi ro trong cho vay KHCN còn nhiều bất cập, dẫn đến khách hàng chiếm dụng vốn của ngân hàng trong thời gian dài mà không có hoàn trả.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro

Mức trích lập dự phòng rủi ro là mức chi phí mà mỗi ngân hàng phải trích lập từ lợi nhuận chưa trích lập dự phòng RRTD và thuế TNDN. Việc trích lập dự phòng RRTD căn cứ vào tình trạng dư nợ với các tỷ lệ trích lập theo quy định của NHNN tương ứng với tình trạng dư nợ đó.

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro được xác định bởi công thức:

Tỷ lệ trích lập dự phòng

rủi ro =

Dự phòng rủi ro

được trích lập × 100% Tổng dư nợ

- Hệ số rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN

Khi mà mức độ rủi ro tín dụng cũng như mức độ nguy hiểm của nó đối với các NHTM ngày càng gia tăng thì công tác quản trị RRTD ngày càng khẳng định vai trò quan trọng. RRTD luôn gây ra nhiều tổn thất cho các NHTM. Ở mức độ thấp, rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận, thậm chí còn làm giảm nguồn vốn tự có của các NH. Ngược lại, ở mức độ cao khi mà rủi ro tín dụng không được kiểm soát tốt sẽ làm cho tỷ lệ các khoản vay mất vốn tăng lên quá cao, các NHTM sẽ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm và có thể là nguy cơ phá sản.

Hệ số rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN = (Tổng dư nợ cho vay KHCN/ Tổng tài sản) x 100%

Hệ số rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN phản ánh tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong tổng tài sản, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ càng lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng sẽ cao vì hoạt động tín dụng thường tiềm ẩn nhiều” rủi ro.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh yên phong (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)