Tăng cường nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh yên phong (Trang 97 - 99)

6. Kết cấu luận văn

3.2.1.Tăng cường nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân

Để tăng cường hiệu quả nhận biết RRTD trong cho vay KHCN, Chi nhánh cần thực hiện các giải pháp sau:

- Phân tích các loại rủi ro:

Lâu nay khi phân tích cấp tín dụng Ngân hàng thường tập trung vào thực tế hiện tại còn các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong tương lai lại không đi sâu vào để phân tích. Nhìn nhận và chấp nhận những rủi ro sẽ xuất hiện đó thì ta mới có thể thực hiện công tác phòng ngừa tốt được. Đây là một nhiệm vụ khó khăn và có vai trò quyết định trong quản trị RRTD. Để đánh giá một cách tương đối, chúng ta nên đánh giá các yếu tố sau:

+ Rủi ro thị trường: khi nào thị trường sẽ bão hòa, sôi dộng hoặc đóng băng… + Rủi ro chính sách: Chính sách Nhà nước, Quốc tế…

+ Rủi ro thiên tai

+ Rủi ro từ chủ quan phía khách hàng

Để có được những đánh giá và nhận diện rủi ro được tốt, cần phải củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng. Agribank Chi nhánh Yên Phong cần cập nhật một cách chính xác và thường xuyên các thông tin tín dụng.

Nhiệm vụ đánh giá RRTD trước khi cấp tín dụng phải được thực hiện bởi Bộ phận quản lý RRTD để đảm bảo tính khách quan của việc” đánh giá. Đồng thời, Agribank chi nhánh Yên Phong cần bổ sung thêm các dấu hiệu nhận biết RRTD trong cho vay KHCN, cụ thể:

Nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ ngân hàng

- Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với Chi nhánh trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh mà khách hàng không giải thích một cách thuyết phục.

- Chậm gửi hoặc trì hoãn các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà khách hàng không giải thích thuyết phục.

- Đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần không có lý do chính đáng.

- Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh. - Chậm thanh toán các khoản lãi đến hạn.

- Thanh toán nợ gốc không đầy đủ, đúng hạn.

- Mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt nhu cầu. - Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn.

- Các dấu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ vào thu nhập bất thường không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính hoặc từ hoạt động được đề xuất trong phương án xin vay.

- Có dấu hiệu tìm kiếm sự tài trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn, đặc biệt từ đối thủ cạnh tranh của Chi nhánh.

- Sử dụng tài trợ ngắn hạn cho hoạt động trung dài hạn.

- Chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ giá cao với mọi điều kiện. Do đó, để nâng cao hiệu quả của việc quản trị rủi ro tín dụng, trước tiên Chi nhánh phải chú trọng đến việc nhận diện được những dấu hiệu trên.

- Độ lệch giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng.

- Những thay đổi về chính sách của Nhà nước như tác động của thuế, xuất nhập khẩu, thay đổi các biến số kinh tế vĩ mô: tỷ giá, lãi suất, thay đổi công nghệ sản xuất…tác động bất lợi đến chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng, …

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh yên phong (Trang 97 - 99)