6. Kết cấu luận văn
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong
2.2.1. Chính sách và quy trình cho vay KHCN của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong
2.2.1.1. Chính sách cho vay KHCN
- Chính sách khách hàng cá nhân
Với lợi thế mạng lưới hoạt động rộng lớn, “Agribank Chi nhánh Yên Phong đã giữ vững được thị phần của mình. Ngân hàng đã giao dịch với rất nhiều khách hàng, tuy nhiên trong số khách hàng cá nhân có quan hệ tín dụng với Agribank Chi nhánh Yên Phong, ngân hàng chưa có chính sách phân loại, chọn lọc khách hàng truyền thống, khách hàng lớn có uy tín do đó chưa có chính sách ưu tiên đối với những khách hàng này. Do vậy, Agribank Chi nhánh Yên Phong bị động trong việc tiếp xúc, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, một số cán bộ trông chờ khách hàng tự tìm đến ngân hàng.
- Chính sách lãi suất
Trong giai đoạn 2018 - 2020, lãi suất tín dụng cá nhân có rất nhiều biến động phức tạp, lãi suất cơ bản của NHNN liên tục thay đổi dẫn đến lãi suất tín dụng cá nhân cũng thay đổi, Agribank Chi nhánh Yên Phong đã liên tục điều chỉnh lãi suất tín dụng chung cho tất cả các khách hàng cá nhân trên cơ sở mức quy định cho phép áp dụng của Agribank Việt Nam. Chính sách điều hành lãi suất khá linh hoạt và phù hợp khả năng cạnh tranh so với TCTD trên địa bàn. Tuy nhiên việc quy định lãi suất chung cho tất cả các đối tượng vay vốn theo ngành nghề nông nghiệp nông thôn, mà bỏ qua sự khác biệt về quy mô hoạt động, mức độ hiệu quả, tình hình cạnh tranh trên từng địa bàn thành phố với số lượng lớn các TCTD, địa bàn huyện, do đó Agribank Chi nhánh Yên Phong gặp không ít bất lợi trong thu hút khách hàng cá
nhân nếu khách hàng cá nhân coi trọng lãi suất cho vay và các TCTD khác trên địa bàn có những ưu đãi và hạ thấp điều kiện vay vốn.
- Chính sách đối với tài sản có vấn đề
Agribank Chi nhánh Yên Phong đang chỉ đạo khá sát sao đối với các khoản nợ có vấn đề. Từ năm 2018 đến 2020, Ban lãnh đạo Agribank Chi nhánh Yên Phong đã chỉ đạo và tham gia các đợt phân tích nợ và xử lý rủi ro tất cả các chi nhánh, triệu tập CBTD có nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro để phân tích nguyên nhân; xác định trách nhiệm của từng cán bộ, yêu cầu phân tích và cam kết thu hồi có thời hạn đối với những khoản nợ xấu để đưa ra các giải pháp thanh lý hoặc khai thác.
- Chấp hành quy định về cơ chế, chính sách tín dụng: Quyết định số 226/QĐ- HĐTV-TD ngày 09/3/2017 của Chủ tịch HĐTV Agribank Việt Nam quy định: Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank Việt Nam
+ Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Agribank.
+ Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của Agribank.
+ Tổng mức dư nợ cho vay và các hình thức cấp tín dụng khác đối với một công ty con, công ty liên kết của Agribank hoặc doanh nghiệp do Agribank nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 10% vốn tự có của Agribank.
+ Tổng mức dư nợ cho vay và các hình thức cấp tín dụng khác đối với tất cả các công ty con, công ty liên kết của Agribank hoặc doanh nghiệp mà Agribank nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 20% vốn tự có của Agribank.
- Chấp hành quy trình tín dụng đối với khách hàng. Căn cứ Quy chế cho vay, để thực hiện cho vay Agribank Chi nhánh Yên Phong áp dụng quy trình tín dụng đối với KHCN: Quyết định số 839/QĐ-NHNo-HSX ngày 25/5/2017 quy định Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân trong hệ thống Agribank Việt Nam. Các quy trình cấp tín dụng của Agribank Chi nhánh Yên Phong đã đáp ứng được yêu cầu:
+ Đảm bảo việc cấp tín dụng tuân thủ theo quy định của pháp luật.
+ Đảm bảo chú trọng các bước kiểm tra, giám sát tín dụng ngay trong khi cấp tín dụng và sau khi cấp tín dụng, phát hiện kịp thời các dấu diệu rủi ro phát sinh.
+ Đảm bảo tính độc lập, khách quan trong đánh giá rủi ro giữa các bộ phận đề xuất/khởi tạo cấp tín dụng, thẩm định rà soát rủi ro và phê duyệt cấp tín dụng bao gồm cả việc phân tách rõ trách nhiệm của từng bộ phận.
- Các quy định đảm bảo an toàn tín dụng được Agribank Chi nhánh Yên Phong tuân thủ và thực hiện đúng các giới hạn tín dụng bao gồm tổng nợ cho vay đối với một khách hàng, tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng, tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng liên quan, tuân thủ và thực hiện đúng quy trình cấp tín dụng và phân quyền xét duyệt tín dụng.
2.2.1.2. Quy trình cho vay KHCN
Do đặc điểm tác nghiệp của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tương đối đơn giản hơn hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nên quy trình cho vay khách hàng cá nhân chỉ có hai bộ phận nghiệp vụ quản lý: cán bộ khách hàng và cán bộ quản lý nợ thực hiện các công đoạn riêng của quy trình.
Quy trình cho vay KHCN của Agribank như sau:
Hình 2.2. Quy trình cho vay KHCN tại Agribank chi nhánh Yên Phong
(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn nội bộ tại Agribank chi nhánh Yên Phong)
Tiếp nhận và lập hồ sơ tín dụng
Ở bước này ngân hàng tìm hiểu thông tin về KH bằng cách hướng dẫn KH hoàn thành các thủ tục hồ sơ theo đúng quy định ở quy trình tín dụng của NH Agribank. So với các ngân hàng khác như BIDV, Vietcombank, Vietinbank ở bước lập hồ sơ tín dụng Agribank có điểm khác biệt đó là cán bộ phòng quan hệ khách hàng dựa trên các dữ liệu lịch sử hoặc trên những mối quan hệ khách hàng với ngân hàng, sau đó hướng dẫn khách hàng.
Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng
về sử dụng vốn tín dụng cũng như khả năng hoàn trả vốn vay của ngân hàng. Mục tiêu của việc này là tìm kiếm những tình huống dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và tiên
lượng khả năng kiểm soát của ngân hàng về các loại rủi ro đó, dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra. Nó cũng giúp cho ngân hàng kiểm tra tính đúng đắn của các tài liệu, thông tin do khách hàng cung cấp. Thông thường trong quá trình phân tích quy trình thực hiện là: Tìm hiểu về khách hàng vay vốn; Kiểm tra xác minh thông tin; Phân tích đánh giá năng lực tài chính; Tình hình quan hệ với ngân hàng; Phân tích thẩm định phương án vay vốn và dự án đầu tư; Lập báo cáo thẩm định cho vay; Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng; Tổng hợp nội dung thẩm định và báo cáo thẩm định; Tái thẩm định khoản vay.
Quyết định tín dụng
Ra quyết định tín dụng là một bước cực kì khó khăn vì đây là bước then chốt trong hoạt động ngân hàng. Rủi ro ngân hàng có thể gặp là giải ngân nhầm cho khách hàng không có khả năng trả nợ, giải ngân lượng thừa hoặc thiếu với số tiền cần thiết của khách hàng. Hoặc rủi ro là từ chối tín dụng với các trường hợp trả nợ đúng hạn.
Việc ra quyết định tín dụng ngoài dựa vào báo cáo thẩm định và đề xuất của CBTD còn phụ thuộc vào:
- Thông tin cập nhật từ thị trường các cơ quan liên quan.
- Các chính sách tín dụng của ngân hàng, quy định tín dụng của nhà nước - Nguồn cho vay của ngân hàng khi ra quyết định tín dụng
Quy trình nghiệp vụ cho vay đối với pháp nhân và cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thực hiện theo hướng dẫn của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam phù hợp với quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN.
Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã
cam kết theo hợp đồng. Giải ngân phải đảm bảo nguyên tắc vận động của tín dụng phải gắn với vận động của hàng hóa. Việc phát tiền vay phải phù hợp với mục đích vay của hợp đồng tín dụng. Giải ngân có thể một lần hoặc chia làm nhiều lần. Nhân viên chăm sóc khách hàng phải thường xuyên xem xét các khoản nợ cũng như sử dụng các khoản nợ đó.
Giám sát và thu nợ
Căn cứ vào tính chất của từng khoản vay, khách hàng vay mà CBKH thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng phù hợp với nội dung đã ký trong hợp đồng tín dụng theo quy trình nghiệp vụ cho vay của Agribank nhằm đảm bảo hiệu quả và khả năng trả nợ. Qua đó phát hiện kịp thời những dấu hiệu ảnh hưởng không tốt đến khả năng trả nợ của khách hàng và báo cáo lên cấp trên để được chỉ đạo thực hiện nhằm có biện pháp xử lý kịp thời.
Giai đoạn này ngoài việc đảm bảo khách hàng vay trả nợ đúng hạn, tránh nợ quá hạn, khó đòi, còn mang ý nghĩa chăm sóc khách hàng, tạo ra mối liên hệ mật thiết với khách hàng nhằm hướng tới cung cấp nhiều loại dịch vụ ngân hàng phù hợp cho khách hàng, tạo mối quan hệ tốt đẹp, toàn diện và lâu dài giữa ngân” hàng và khách hàng.
2.2.2. Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong
Agribank Chi nhánh Yên Phong cung cấp đa dạng các sản phẩm cho vay KHCN tới khách hàng.
Bảng 2.4: Một số sản phẩm cho vay KHCN tại Ngân hàng Agribank hiện nay
STT Tên sản phẩm Đặc điểm 1 Cho vay phục vụ chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn
Cơ chế bảo đảm tiền vay: Agribank nơi cho vay được xem xét, quyết định cho vay không có bảo đảm tài sản, có bảo đảm bằng tài sản theo quy định.
Thời hạn cho vay: Ngắn/trung/dài hạn
KH là cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn được vay với mức 200 triệu đồng
Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp dược vay với mức 100 triệu đồng.
2
Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống
Thời hạn cho vay: Ngắn/trung/dài hạn Mức cho vay: Tối đa 100% nhu cầu vốn
Bảo đảm tiền vay: Agribank xem xét cho vay có/không có tài sản bảo đảm.
Giải ngân: một lần hoặc nhiều lần.
Hạn mức thấu chi: tối đa lên tới 100 triệu đồng. Thời hạn thấu chi: tối đa 12 tháng;
Bảo đảm tiền vay: Agribank xem xét cấp hạn mức thấu chi có/không có tài sản bảo đảm.
Mục đích: phục vụ nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng đời sống không dùng tiền mặt của khách hàng
3
Cho vay phục vụ hoạt động kinh
doanh
Mức cho vay: Tối đa 100% nhu cầu vốn. Cho vay ngắn hạn: Tối đa 100% nhu cầu vốn.
Cho vay trung hạn: Tối đa 75% tổng nhu cầu vốn. Cho vay dài hạn: Tối đa 70% tổng nhu cầu vốn.
Bảo đảm tiền vay: Agribank xem xét cho vay có/không có tài sản bảo đảm.
Giải ngân: một lần hoặc nhiều lần;
Trả nợ gốc và lãi vốn vay: trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng
hoặc định kỳ theo thỏa thuận.
(Nguồn: Ngân hàng Agribank, năm 2020)
Từ bảng trên, có thể thấy rằng ngân hàng Agribank cũng đã chú trọng đến
“chính sách cho vay đối với KHCN thông qua việc đa dạng hóa các sản phẩm cho vay, phục vụ nhu cầu, mục đích trong đời sống của khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay, số vốn cho vay KHCN vẫn đang còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cá nhân của KH, nhất là đối với những khách hàng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư vào các trang trại chăn nuôi.
2.2.3. Thực trạng kết quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong
Dư nợ khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Yên Phong qua các năm đang tăng dần chứng tỏ các cán bộ tín dụng đã làm tốt các công tác trong quy trình cho vay như việc đánh giá khách hàng, thẩm định, tìm kiếm nguồn khách hàng cá nhân có khả năng trả nợ tốt.
Bảng 2.5: Tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Yên Phong giai đoạn 2018 - 2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch
2019/2018
Chênh lệch
2020/2019
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1. Doanh số cho vay KHCN 4.335.593 100 5.327.025 100 6.180.922 100 991.432 22,9 853.897 16,0 2. Doanh số thu nợ cho vay KHCN 3.591.732 100 4.460.467 100 5.384.389 100 868.735 24,2 923.922 20,7 3. Tổng dư nợ cho vay KHCN 3.862.341 100 4.813.953 100 5.606.225 100 951.612 24,6 792.272 16,5 4. Tỷ lệ thu nợ cá nhân 82,8% - 83,7% - 87,1% - - - - -
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, Agribank Chi nhánh Yên Phong)
Nhìn vào bảng trên có thể thấy, vào năm 2018 đạt 3.862.341 triệu đồng, năm 2019 dư nợ cho vay KHCN đạt 4.813.953 triệu đồng tăng 951.612 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 24,6% so với năm 2018. Vào đến năm 2020, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ của Ngân hàng tăng 16,5% tương ứng tăng khoảng 792.272 triệu đồng so với năm 2019, đạt mức dư nợ 5.606.225 triệu đồng.
Sự tăng lên của doanh số cho vay KHCN chủ yếu là do trong giai đoạn 2018- 2020, Agribank Chi nhánh Yên Phong đã tích cực tìm hiểu những khách hàng có thu nhập ổn định có nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cao, đồng thời bám sát nhu cầu mua nhà để ở, chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp để tăng trưởng cho vay KHCN. Agribank Chi nhánh Yên Phong và các chi nhánh trực thuộc còn tập tung
về khu vực nông thôn theo các chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn để tăng cường hỗ trợ vốn vay nông nghiệp. Cụ thể ngân hàng đã áp dụng nghị định 55/2015/NĐ-CP (được thay bằng Nghị định 116/2020/NĐ-CP) Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó tập trung chỉ đạo ngân hàng tiến hành mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, đơn giản hóa thủ tục cho vay; tập trung cho vay chi phí sản xuất, kinh doanh khu vực nông nghiệp nông thôn. Bên cạnh đó cán bộ tín dụng đã có những công tác quản lý thu hồi nợ, thường xuyên kiểm tra và theo dõi các khoản vay đến hạn trả của khách hàng thông qua hệ thống IPCAS của riêng Ngân hàng từ đó giúp cho KH có thời gian để chuẩn bị tốt nguồn trả nợ và trả được nợ đúng hạn tránh cho KH bị nhảy nhóm nợ ảnh hưởng đến KH trong tương lai nếu tiếp tục có xu hướng vay vốn. Cũng như là việc đặt chỉ tiêu cho vay của các cán bộ tín dụng đã giúp Ngân hàng có doanh số cho vay đối tượng KHCN tăng mạnh do đó doanh số thu nợ đối với khách hàng cũng tăng lên tương ứng qua các năm. Nhờ đó, hoạt động cho vay KHCN của chi nhánh đã có sự tăng trưởng tốt.
Nhìn vào bảng 2.5 có thể thấy trong 3 năm qua tỷ lệ thu nợ luôn đạt trên 80% đây là một tỷ lệ cao, thể hiện được ngân hàng đã có những công tác thu nợ rất tốt và năm 2020 là năm có tỷ lệ thu nợ cá nhân cao nhất trong 3 năm. Cụ thể, năm 2018 tỷ lệ thu nợ cá nhân cho biết trong 4.335.593 triệu đồng Ngân hàng đã giải ngân thì có 82,8% là nợ đã được thu hồi, tương ứng với 3.591.732 triệu đồng. Sang năm 2019 tỷ lệ thu nợ cá nhân tăng lên 83,7% thu hồi 4.460.467 triệu đồng trên 5.327.015 triệu đồng số tiền ngân hàng đã giải ngân. Và tính đến cuối năm 2020, khi mà cả