6. Kết cấu luận văn
1.4. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá
của một số chi nhánh ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong
1.4.1. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của một số chi nhánh ngân hàng thương mại của một số chi nhánh ngân hàng thương mại
1.4.1.1. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh
Trong những năm gần đây, chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh đã được củng cố và nâng cao đáng kể nhờ thực hiện nhiều biện pháp quản trị rủi ro, cụ thể như:
- Thành lập tổ thu hồi nợ, bao gồm thành viên Ban Giám đốc và lãnh đạo các phòng ban, chuyên viên có nhiều kinh nghiệm về công tác tín dụng để thực hiện việc chỉ đạo, phân tích, hỗ trợ các Chi nhánh trong việc tìm giải pháp thu hồi nợ xấu, nợ đã XLRR. Hàng tuần, tổ thu hồi nợ có báo cáo tình hình thực hiện, hàng
tháng tiến hành họp báo cáo kết quả thu hồi, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu nợ.
- Tại phòng giao dịch của Chi nhánh, hàng tháng tổ chức phân tích từng khoản nợ xấu, nợ đã XLRR nhằm đánh giá nguồn thu và khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó đề xuất biện pháp xử lý phù hợp như ưu tiên thu nợ gốc trước, thu lãi sau; miễn, giảm lãi tiền vay đối với các khách hàng gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan… nhằm tạo điều kiện để khách hàng khắc phục khó khăn. Đồng thời thực hiện phát mại tài sản hoặc khởi kiện đối với khách hàng cố tình chây ỳ để thu hồi nợ, phối hợp với toà án, cơ quan thi hành án trong việc xử lý tài sản bảo đảm.
- Giao trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ xấu, nợ đã XLRR đến từng tập thể, cá nhân. Giao chỉ tiêu thu, gắn trách nhiệm đối với cán bộ thẩm định, người kiểm soát khoản vay và người phê duyệt khoản vay để phát sinh nợ xấu và quyết toán khoán các chỉ tiêu giao khoán làm cơ sở chi lương kinh doanh cho cán bộ.
Kết quả, năm 2018 tỷ lệ nợ xấu tại Chi nhánh là 1,59%/tổng dư nợ, đến cuối năm 2020 tỷ lệ nợ xấu là 1,57%/tổng dư nợ. Năm 2018 thu hồi được 21.800 triệu đồng nợ đã XLRR, năm 2020 thu hồi được 25.600 triệu đồng nợ đã XLRR.
1.4.1.2. Kinh nghiệm về Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh
Một số giải pháp xử lý rủi ro tại Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Quế Võ, Bắc Ninh đã thực hiện trong thời gian qua:
- Đối với những khoản nợ xấu đã phát sinh:
- Ngân hàng Công thương Chi nhánh KCN Quế Võ, Bắc Ninh đã thành lập các ban, tổ triển khai thu hồi nợ xấu. Hàng tháng họp và đánh giá kết quả thực hiện của từng tổ, lên kế hoạch thực hiện cho những tháng tiếp theo.
- Xây dựng lộ trình xử lý nợ xấu cụ thể từng thời kỳ và có tính chất lâu dài. Phân loại nợ khách hàng theo đúng quy định, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo nguyên tắc tính đúng và tính đủ.
- Không ngừng tự kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo đảm tiền vay và các hồ sơ khác có liên quan bảo đảm tính chất pháp lý nếu phải đưa ra các cơ
quan chức năng có liên quan để xử lý khoản nợ. Rà soát lại tài sản bảo đảm của các doanh nghiệp, bổ sung tài sản thế chấp.
- Phân tích nguyên nhân nợ xấu của từng khoản nợ từ đó đánh giá phân loại cụ thể từng khoản nợ để đưa ra giải pháp xử lý cụ thể:
+ Đối với những khách hàng còn khả năng trả nợ nếu cần hỗ trợ về vốn để tiếp tục kinh doanh đem lại lợi nhuận để trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng vẫn tiếp tục đầu tư vốn và bám sát vào nguồn vốn đã đầu tư để thu hồi càng nhanh càng tốt ít nhất là không để vốn đầu tư thêm bị thất thoát nhưng lại có thể thu hồi được nợ tồn đọng cũ, làm việc chặt chẽ với các bên có liên quan đến khoản tiền đầu tư để có những giải pháp thu hồi chặt chẽ mà trực tiếp ngân hàng sẽ là người cùng tham gia dự án.
+ Đối với những khách hàng không còn khả năng trả nợ, tài chính suy giảm mạnh không thể phục hồi, nguồn thu không có thì Chi nhánh động viên chủ doanh nghiệp và gia đình xử lý các tài sản thế chấp để trả nợ tiền vay cho ngân hàng
+ Cùng chia sẻ khó khăn với khách hàng như: Cơ cấu lại thời gian trả nợ cho phù hợp với nguồn thu của khách hàng, thu gốc trước lãi sau và đặc biệt đối với những đơn vị sản xuất có hàng tồn kho nhiều không bán được Chi nhánh đã giới thiệu các khách hàng của ngân hàng tiêu thụ sản phẩm của những doanh nghiệp đó.
+ Thường xuyên kiểm tra giám sát, đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng.
- Đối với những khách hàng hoặc những người có liên quan đến khoản vay có ý chống đối, chây ỳ trong vấn đề trả nợ hoặc xử lý tài sản. Chi nhánh đã kiên quyết trong việc xử lý. Tùy từng trường hợp cụ thể để đưa ra những quyết định xử lý phù hợp, trường hợp cần thiết phải nhờ đến các cơ quan hỗ trợ pháp lý như văn phòng luật sư, các cơ quan thi hành pháp luật để cùng vào cuộc để xử lý khoản nợ.
- Tích cực tìm kiếm khách hàng để bán những tài sản thế chấp, hỗ trợ người mua tài sản như cho vay, ưu đãi về lãi suất… để có thể bán được tài sản.
- Đối với các khoản nợ xấu phát sinh, đơn vị cũng đã cử nhiều cán bộ đến để làm việc với khách hàng từ đó để tìm ra những cán bộ có tâm huyết, có khả năng, hiểu rõ về hồ sơ vụ việc liên quan đến khoản nợ, hiểu về khách hàng, khôn khéo trong việc xử lý nợ.
- Đối với những khoản nợ đã cho vay hiện nay khách hàng đang hoạt động bình thường.
- Thực hiện việc thẩm định, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay một cách chặt chẽ.
- Tập huấn cho cán bộ quản lý khoản vay đối với tổ chức kinh tế nhận diện dấu hiệu có thể xảy ra rủi ro để có những giải pháp xử lý kịp thời.
- Thường xuyên giám sát hoạt động của doanh nghiệp để có những định hướng đầu tư cho phù hợp và có hiệu quả, phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra.
- Nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng đặc biệt là cán bộ cho vay doanh nghiệp.
- Thường xuyên cử cán bộ đi học các lớp nâng cao trình độ do ngân hàng Công thương Việt Nam tổ chức và thuê các chuyên gia về tận Chi nhánh tổ chức đào tạo, tập huấn.
- Định kỳ hàng tháng, hàng quý tự tổ chức các lớp tự tập huấn để cán bộ trau dồi kiến thức và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ nội và ngoại ngành. Đặc biệt quan tâm đến việc phân tích tài chính doanh nghiệp.
- Có kế hoạch đào tạo, quy hoạch các cán bộ trẻ có năng lực, trình độ, đạo đức vào những vị trí lãnh đạo của đơn vị.
- Thu thập thông tin tín dụng
- Tra cứu thông tin tín dụng qua Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) (là tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật).
- Thu thập các thông tin từ bên ngoài để nắm bắt các quan hệ vay vốn của khách hàng.
- Nâng cao chất lượng kiểm tra kiểm soát và giám sát khoản vay
Để làm được công việc này ban lãnh đạo đã không ngừng tự học tập để nâng cao năng lực, trình độ, cùng với cán bộ tín dụng thực hiện việc kiểm tra và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp từ đó xây dựng các giải pháp phòng ngừa rủi ro.
Kết quả: Năm 2015, tỷ lệ nợ xấu tại Chi nhánh là 6,1%/tổng dư nợ, năm 2016 là 5,7%/tổng dư nợ thì đến năm 2017 giảm xuống còn 0,67%/tổng dư nợ, năm 2018 tỷ lệ là 0,26%/tổng dư nợ và đến 30/06/2019 tỷ lệ nợ xấu tại Chi nhánh chỉ còn 0,21%/tổng dư nợ. Một tỷ lệ nợ xấu rất lý tưởng trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay.