6. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Chính sách tuyển dụng
Những năm qua, nguồn nhân lực ngành y tế Việt Nam nói chung, đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao nói riêng, đang thiếu hụt trầm trọng, không đáp ứng đủ nhu cầu cho các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước. Nguồn nhân lực lớn nhất trong tuyển dụng là tuyển chọn tại các trường Đại học về lĩnh vực y khoa như Đại học Y khoa Hà Nội, đại học Y Huế, đại học Y khoa Thái Bình … Đây là nguồn nhân lực lớn nhất để các cơ sở khám chữa bệnh xem xét khi thực hiện quá trình tuyển dụng.
Hiện nay tại các bệnh viện công lập, để có được nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng như cầu vị trí việc làm thì dựa trên các nguồn cung ứng:
-Từ sinh viên các trường đại học y, dược mới ra trường. -Từ thu hút nguồn nhân lực y bác sỹ từ các bệnh viện khác.
- Từ nguồn nhân lực tại chỗ, do bệnh viện đào tạo và phát triển nâng cao trình độ.
Đối với đối tượng tuyển dụng là sinh viên từ các trường đại học y, dược: Do nhu cầu đào tạo của các trường uy tín hàng đầu trong nước thường đào tạo với số lượng hạn chế, sinh viên tuyển dụng vào các trường này điểm số rất cao, quá trình học tập vất vả cả về lý thuyết lẫn thực hành để đảm bảo chất lượng đầu ra, nên hầu hết các sinh viên ra trường đều muốn được phát triển sự nghiệp ở các đô thị lớn đông lượng bệnh nhân, để phát triển chuyên sâu về chuyên môn, do đó việc tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp từ các Đại học hàng đầu như Đại học Y khoa Hà Nội là rất khó khăn. Bên cạnh đó các trường y dược khác như Thái Bình, Huế, … khi tuyển dụng cũng có nhiều sự lựa chọn do cơ chế chính sách đãi ngộ của các tỉnh khác nhau, nơi nào chế độ thu hút đãi ngộ cao hơn thì công tác tuyển dụng thuận lợi hơn. Ngoài ra, việc
tuyển dụng sinh viên mới ra trường các Bệnh viện phải chấp nhận quá trình đào tạo lại do đội ngũ này tay nghề và kỹ năng làm việc chưa thực sự cao bởi vì họ là những sinh viên mới tốt nghiệp ra trường. Các trường đại học đều đào tạo bác sỹ chuyên khoa ở bậc học đại học, vì vậy, đội ngũ sinh viên mới ra trường chưa thể đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ở các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa. Đây là một hạn chế rất lớn trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực này.
Đối với việc thu hút các bác sỹ từ các đơn vị khám chữa bệnh khác. Lực lượng lao động này có kiến thức về chuyên môn cao, có kỹ năng làm việc tốt, kinh nghiệm làm việc phong phú. Tuy nhiên, để Bệnh viện tuyển dụng được nguồn lao động này là điều hết sức khó khăn do phải luân chuyên cán bộ đối với Bệnh viện công lập hoặc phải cạnh tranh về chế độ đãi ngộ đối với thu hút nhân lực từ Bệnh viện tư nhân, do đó để tuyển dụng được đối tượng này cần phải có cơ chế tuyển dụng linh hoạt, có phương thức tuyển dụng phù hợp mới tiếp cận được những nguồn nhân lực này. Ưu điểm của nguồn nhân lực này là có tay nghề cao, năng lực chuyên môn tốt, có nhiều kinh nghiệm và từng trải trong công việc, ít có rủi ro trong tuyển dụng. Bên cạnh đó cũng có những nhược điểm, một mặt nguồn nhân lực này đòi hỏi cao về thu nhập và điều kiện làm việc do họ là những người có trình độ cao. Mặt khác, do đã từng kinh qua môi trường làm việc tại các đơn vị khác, họ có xu hướng theo văn hóa của đơn vị cũ, khó hòa nhập và thích ứng với môi trường văn hóa chung của đơn vị mới. Hơn nữa, tuyển dụng những lao động giỏi theo dạng thu hút người lao động từ đơn vị khác cũng sẽ ảnh hưởng đến cơ hội thăng tiến của đội ngũ nhân viên trong đơn vị, gây ra những bất hòa và mâu thuẫn tiềm ẩn trong nội bộ đơn vị.
Phát triển nguồn lực tại chỗ, tức là phát huy năng lực của nguồn nhân lực sẵn có để đáp ứng nhu cầu công việc, lựa chọn những người hiện có tại Bệnh
viện để đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ. Đây cũng là một nguồn lực quan trọng trong nội bộ của các Bệnh viện, vừa nâng cao trình độ cho người lao động, vừa phát triển được chuyên môn, tạo sự gắn kết giữa người lao động với Bệnh viện. Do đó, đây là một phương án đồng hành cùng sự phát triển của Bệnh viện. Nếu không chú trọng nguồn lực này thì đơn vị sẽ rất khó phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ. Nếu đơn vị chỉ chú trọng tìm kiếm lựa chọn từ bên ngoài thì sẽ hạn chế rất nhiều cơ hội phát triển của nguồn lực hiện có, ảnh hưởng đến nhiệt huyết làm việc và nguyện vọng cống hiến của các cá nhân cho đơn vị.
Như vậy, về cơ bản chỉ có ba nguồn nhân lực để tuyển dụng trên thị trường lao động nói trên. Mỗi nguồn lao động đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với từng điều kiện và vị trí công tác. Các cơ sở khám chữa bệnh cần phải căn cứ điều kiện thực tế, lựa chọn nguồn nhân lực phù hợp để tuyển dụng. Kết hợp hài hòa tất cả nguồn nhân lực để tuyển dụng là phương thức phù hợp nhất để duy trì tính ổn định lâu dài trong đơn vị, đồng thời tạo điều kiện để nguồn nhân lực trong đơn vị có cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp.