6. Kết cấu của luận văn
2.3.2 Thực trạng về chính sách đãi ngộ:
Chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, liên quan trực tiếp đến các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Từ năm 2010 đến nay nhà nước đã thực hiện tăng mức lương cơ sở từ 730.000 đồng/ tháng lên 1.490.000 đồng/ tháng đã từng bước cải thiện nâng cao đời sống của người lao động.
Đối với các Bệnh viện công lập việc chi trả tiền lương hiện tuân thủ theo quy định về mức lương tối thiểu và các phụ cấp của nhà nước đề ra với đặc thù công tác chuyên môn trong lĩnh vực y tế, đội ngũ bác sỹ hầu hết là những người lao động có trình độ chuyên môn cao, đặc thù công việc yêu cầu trình độ học vấn và thời gian đào tạo kéo dài, nên khi ra trường vào làm việc trong các đơn vị công lập thì chính sách tiền lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ.
Bảng 2. 6. Tính lương theo hệ số nhà nước đối với bác sỹ mới ra trường STT Vị trí công tác Hệ số lƣơng Lƣơng cơ bản (1.490.000 đồng) Hệ số phụ cấp ƣu đãi nghề Phụ cấp ƣu đãi nghề Trừ 10,5% BHXH, BHYT, BHTN Số tiền lƣơng theo hệ số đƣợc nhận 1 Bác sỹ thuộc khối CLS: bộ phận Xét nghiệm, Giải phẫu
bệnh 2,34 3.486.600 70% 2.440.600 366.100 5.561.100 2 Bác sỹ thuộc bộ phận Hồi sức cấp cứu, Chăm sóc giảm nhẹ 2,34 3.486.600 60% 2.091.900 366.100 5.212.400 3 Bác sỹ thuộc bộ phận
Gây mê hồi sức 2,34 3.486.600 50% 1.743.300 366.100 4.863.800 4 Bác sỹ thuộc các bộ
phận còn lại 2,34 3.486.600 40% 1.394.600 366.100 4.515.100 Theo quy định về chế độ tiền lương theo hệ số của nhà nước quy định, một bác sỹ mới ra trường lương cơ bản được nhân là 3.486.600 đồng, tùy theo bộ phận công tác tại các lĩnh vực chuyên môn thì mức phụ cấp ưu đãi nghề của từng bộ phận khác nhau, thấp nhất là 40%, cao nhất là 70%. Mức lượng này không thể hiện rõ giá trị thực của chất lượng công tác và năng lực chuyên môn của cán bộ trong công việc, mặc dù đã có sự phân biệt giữa các bộ phận chuyên môn, nhưng hiệu quả công tác thì chưa được tính đến.
Như vậy, nếu chỉ tính theo lương cơ bản của nhà nước quy định thì không đáp ứng được nhu cầu trong đảm bảo đời sống của người lao động có trình độ cao là các y bác sỹ trong công việc chuyên môn. Do các Bệnh viện công lập là ngành dịch vụ công có thu nên hoạt động khám chữa bệnh của các đơn vị tích lũy sau khi trích lập các quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi, quỹ ổn định thu nhập số còn lại để chi trả tiền thu nhập tăng thêm cho người lao động. Khoản thu nhập này trong các bệnh viện công lập là
khoản thu nhập tăng thêm phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh hàng tháng của tưng đơn vị. Việc trả thu nhập tăng thêm cho từng người lao động được xác định theo nhiều nhóm hệ số tăng thêm và trong mỗi nhóm lại chi tiết theo loại A, B, C và ngày công lao động thực tế của từng cán bộ viên chức.
Hệ số thu nhập tăng thêm sẽ được điều chỉnh (tăng hoặc giảm) tùy thuộc vào khả năng kinh phí tiết kiệm được trong kỳ (quý, năm) nhưng tối đa không quá 02 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do Nhà nước quy định.
Hàng tháng (hoặc quý) căn cứ vào khả năng kinh phí Bệnh viện tiết kiệm được, hiệu quả kinh tế của từng khoa, phòng và kinh phí đóng góp, ngày công lao động thực tế của từng khoa, phòng và từng cán bộ công chức để bình bầu, xếp loại thi đua lao động theo loại A, B, C cho tập thể và cá nhân để chi trả lương tăng thêm.
Loại A được hưởng 100% Hệ số thu nhập tăng thêm. Loại B được hưởng 70% Hệ số thu nhập tăng thêm. Loại C được hưởng 40% Hệ số thu nhập tăng thêm. Quy định: Xếp loại cá nhân:
- Tập thể khoa, phòng đạt loại A có không quá 90% cá nhân xếp loại A. - Tập thể khoa, phòng đạt loại B có không quá 70% cá nhân xếp loại A. - Tập thể khoa, phòng đạt loại C có không quá 50% cá nhân xếp loại A và phải có cá nhân xếp loại C.
Phương án chi trả thu nhập tăng thêm:
Ngoài lương ngạch bậc và các khoản phụ cấp theo quy định của Nhà nước, căn cứ vào quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ làm cơ sở để tính thu nhập tăng thêm trong năm xác định được bao gồm: Tiền lương ngạch bậc và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung và khả năng kinh phí tiết kiệm
được, Bệnh viện sẽ chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức theo công thức sau: Thu nhập tăng thêm của cá nhân =
Lương tối thiểu hiện hành Nhà nước quy định
x
Hệ số điều chỉnh thu nhập
tăng thêm của cá nhân x Tỉ lệ theo loại (A, B, C) 22 ngày x Số ngày làm việc thực tế Trong đó: Hệ số điều chỉnh thu nhập
tăng thêm của cá nhân = ( Hệ số trách nhiệm + Hệ số trình độ + Hệ số kiêm nhiệm ) x Số lần chi trả thực tế + Hệ số thâm niên
- Hệ số trách nhiệm: Thể hiện chức vụ, trách nhiệm chính của cán bộ công chức, viên chức.
- Hệ số trình độ: Thể hiện học hàm học vị mà cán bộ, công chức, viên chức đạt được.
- Hệ số kiêm nhiệm: Thể hiện chức vụ mà cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm.
- Hệ số thâm niên: Thể hiện thâm niên công tác của CBVC.
Mỗi tiêu chí (trách nhiệm, trình độ, kiêm nhiệm) được xây dựng hệ số chi trả theo từng nhóm đối tượng tương ứng. Riêng hệ số thâm niên được xác định chung cho toàn Bệnh viện.
Nguồn thu nhập từ lương tăng thêm mặc dù đã tính đến các yếu tổ như trách nhiệm, thâm niên, hiệu quả lao động, … tuy nhiên còn phụ thuộc vào chênh lệch thu chi từng tháng/ quý đề phân chia hệ số chi trả theo tình hình hoạt động kinh doanh của từng Bệnh viện. Các chỉ tiêu xếp loại A, B, C phụ thuộc nhiều vào kết quả đánh giá hàng tháng của hội đồng thi đua khen thưởng, tuy nhiên các chỉ tiêu này được đánh giá còn mang tính cảm tính, cào bằng, chưa rõ ràng, chưa áp dụng các phương pháp tính hiệu quả lao động tiên tiến theo các chỉ số đánh giá KPI, … nên phát sinh những bất hợp lý,
không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ, chưa gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác của người lao động.
Bên cạnh đó ngành y tế theo quy định chung có các phụ cấp ưu đãi nghề cho từng đội ngũ cán bộ theo chuyên môn cụ thể, riêng đối với một số bệnh viện để thu hút nhân lực chất lượng cao về làm việc và gắn bó với bệnh viện đã xây dựng các chế độ đãi ngộ riêng để tạo sự cạnh tranh giữa các đơn vị trên địa bàn.
Như vậy, nếu Bệnh viện công lập có đông bệnh nhân, hoạt động kinh doanh hiệu quả thì ngoài tiền lương cơ bản thì lương tăng thêm là một khoản thu nhập ổn định giúp người lao động có trình độ được chi trả và ghi nhận đúng với năng lực chuyên môn. Y bác sỹ có trình độ càng cao, thì hệ số trình độ trong chi trả lương tăng thêm càng lớn đồng thời lượng bệnh nhân khám và điều trị các đông thì thu nhập đem lại từ hiệu quả công việc cao, hệ số chi trả lương tăng thêm cao do đó đội ngũ cán bộ có trình độ cao có nguồn thu nhập từ lương tăng thêm lớn hơn rất nhiều lần so với đội ngũ cán bộ khác. Như vây thúc đẩy cán bộ nâng cao năng lực chuyên môn và nâng cao năng lực bản thân.
Bên cạnh chính sách về tiền lương hiện nay các Bệnh viện công lập đầu tư phát triển về các mặt về cơ sở vật chất, xây dựng Bệnh viện khang trang sạch đẹp theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế do đó môi trường làm việc của y bác sỹ được cải thiện hơn rất nhiều so với trước đây, các bác sỹ có trình độ cao như PGS, Tiến sỹ có phòng làm việc riêng, có phòng khám của Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ riêng khác biệt so với các bác sỹ thường giúp các bác sỹ có trình độ ưu ái được tôn trọng trong công việc. Các phòng làm việc được trang bị máy móc hiện đại, ứng dụng công nghệ cao trong khám và điều trị để các cán bộ có trình độ cao có thể làm việc tại chỗ và kết nối trong hội chẩn từ xa với các tuyến trung ương.
Trong các chế độ đãi ngộ khác vào các ngày Lễ, Tết, mua bảo hiểm cho cán bộ nhân viên y tế thì đội ngũ Y bác sỹ có trình độ cao luôn được chi trả theo cấp bậc chuyên môn và mức chi trả cao hơn so với các nhóm đối tượng khác.