Chỉ tiêu đánh giá kết quả quản trị rủi ro tíndụng trong cho vay doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh đông hải dương (Trang 32)

6. Kết cấu luận văn

1.2.4. Chỉ tiêu đánh giá kết quả quản trị rủi ro tíndụng trong cho vay doanh

nghiệp nhỏ và vừa

* Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá “hạn. Ngân hàng nào có tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì mức độ rủi ro của ngân hàng càng lớn vì với những món nợ quá hạn không thu hồi được sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình khai thác và sử dụng nguồn vốn của ngân hàng. Hơn nữa, nợ quá hạn tăng lên làm cho khả năng mất vốn của ngân hàng gia tăng, ảnh hưởng đến dòng tiền dự tính thu về, qua đó tác động đến cung thanh khoản của ngân hàng. Không chỉ vậy,

nợ quá hạn còn tăng chi phí của ngân hàng, với một khoản tín dụng gặp rủi ro, ngân hàng phải tốn chi phí cho việc đôn đốc, giám sát thu hồi nợ chi phí cơ hội cao,…

Căn cứ theo thời gian và hình thức vi phạm hợp đồng tín dụng, nợ quá hạn bao gồm:

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

+ Khoản nợ quá hạn đến 90 ngày, trừ khoản nợ quy định.

+ Khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định.

+ Khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định - Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

+ Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, trừ khoản nợ quy định. + Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định

+ Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận, trừ khoản nợ quy định.

+ Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi

+ Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra;

+ Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

+ Khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định. + Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định - Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

+ Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, trừ khoản nợ quy định

+ Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, trừ khoản nợ quy định.

+ Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định

+ Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi

+ Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được;

+ Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

+ Khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định + Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định - Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

+ Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

+ Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

+ Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên + Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý

+ Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;

+ Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

+ Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản;

+ Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 5 theo quy định.

Tỷ lệ nợ quá hạn SMEs = (Nợ quá hạn SMEs/ Tổng dư nợ cho vay khách hàng SMEs) X 100%

Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh dư nợ gốc đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Tỷ lệ này cho biết, cứ trên 100 đồng dư nợ hiện tại có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng cho vay khách hàng của ngân hàng. Quy định hiện nay của NHNN cho phép dư nợ quá hạn của các NHTM không được vượt

quá 5%, NHNN đưa ra con số này nhằm tạo giới hạn để đánh giá mức độ rủi ro trong cho vay của NHTM, nếu tỷ lệ này càng nhỏ thì rủi ro cho vay khách hàng SMEs càng nhỏ, quản trị rủi ro tín dụng càng tốt và ngược lại.

* Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay khách hàng

Một chỉ tiêu quan trọng khác đánh giá rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ xấu. Thông thường tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là dưới 3% vẫn được xem là trong giới hạn an toàn cho phép. Tỷ lệ nợ xấu được tính theo công thức như sau:

Tỷ lệ nợ xấu KHDN = (Nợ xấu KHDN/ Tổng dư nợ cho vay khách hàng) x 100% Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, là chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng cho vay khách hàng của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường mà ở nguy cơ mất vốn. Nợ xấu bao gồm nợ nhóm 3, 4, 5.

Nợ xấu có các đặc trưng sau:

+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã đến hạn.

+ Tình hình tài chính của khách hàng đang có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi.

+ Tài sản đảm bảo được đánh giá là giá trị phát mại không đủ trang trải nợ gốc và lãi.

+ Thông thường là những khoản nợ đã được gia hạn nợ, hoặc những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày.

* Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn trong cho vay khách hàng

Tỷ lệ nợ xấu/nợ quá hạn = (Nợ xấu cho vay khách hàng DN/Nợ quá hạn cho vay khách hàng DN) X 100%

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng ngân hàng cho khách hàng vay thì nợ xấu chiếm bao nhiêu % nợ quá hạn. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt, tỷ lệ này cao thì trong nợ quá hạn, nợ xấu chiếm phần lớn, nguy cơ mất vốn của ngân hàng cao, phản ánh công tác quản trị rủi ro trong cho vay khách hàng còn nhiều bất cập, dẫn đến khách hàng chiếm dụng vốn của ngân hàng trong thời” gian dài mà không có hoàn trả.

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.5.1. Các yếu tố chủ quan

• Quan điểm, tầm nhìn của nhà lãnh đạo ngân hàng

Quan điểm, tầm nhìn của một số nhà lãnh đạo của một số ngân hàng chưa phù hợp, chưa đúng đắn như chạy theo lợi nhuận, sẵn sàng cho vay khách hàng SMEs có rủi ro cao, chấp nhận mức lãi suất cao dẫn đến phát sinh những khoản vay không lành mạnh, thiếu an toàn, gây mất an toàn vốn của ngân hàng. Tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt có thể dẫn tới các ngân hàng thẩm định tín dụng sơ sài, hạ thấp chuẩn tín dụng, giảm thời gian thẩm định, nới lỏng các điều kiện tín dụng để thu hút khách hàng. Việc cạnh tranh không lành mạnh bằng mọi giá để giành khách hàng tất yếu sẽ dẫn đến rủi ro xảy ra.

• Trình độ nhà quản trị, đội ngũ nhân viên thực thi

Trình độ nhà quản trị: đây là yếu tố quan trọng trong hoạt động quản trị ngân hàng bởi vì các quyết định của nhà quản trị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố: chất lượng tài sản có, mức độ tăng trưởng của tài sản có và mức thu nhập. Chính vì thế, đội ngũ nhà quản trị có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn tốt, có tầm nhìn sẽ giúp công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs được tốt hơn.

Đội ngũ nhân viên thực thi: Nhân sự là nhân tố trung tâm của mọi hoạt động. Khi nền kinh tế càng phát triển thì càng đòi hỏi đội ngũ nhân viên ngân hàng có trình độ, có năng lực, khả năng tư duy nhìn nhận vấn đề tốt. Tuy nhiên, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng nhiều khi chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Đặc biệt là những cán bộ thiếu đạo đức mà giỏi nghiệp vụ thì vô cùng nguy hiểm khi được bố trí làm nghiệp vụ tín dụng. Ngoài ra việc quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của ngân hàng cũng như chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng dẫn đến không giữ được các cán bộ có tài năng, có đạo đức.

• Công nghệ

Công nghệ ngân hàng hiện đại là một nhân tố quan trọng hàng đầu để hỗ trợ quản trị rủi ro tín dụng. Công nghệ ngân hàng mà lạc hậu sẽ ảnh hưởng tới việc thu thập thông tin. Ngân hàng nếu được hỗ trợ của hệ thống phần mềm hiện đại thì mọi

hoạt động thu thập và xử lý thông tin sẽ nhanh chóng, chính xác và kịp thời từ đó giúp các cấp lãnh đạo ra quyết định đúng đắn.

1.2.5.2. Các yếu tố khách quan

• Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của SMEs cũng như hoạt động cho vay của ngân hàng. Khi nền kinh tế suy thoái, sức mua giảm, hàng hóa chậm tiêu thụ, hàng tồn kho nhiều sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu của SMEs từ đó dẫn đế suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Ngoài ra những thay đổi về lãi suất, tỷ giá, lạm phát, giá cả nguyên liệu đầu vào, các rào cản thương mại đối với hoạt động xuất nhập khẩu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của SMEs từ đó dẫn đến rủi ro cho vay đối với ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng hoạt động trong môi trường kinh doanh biến động nhiều thì yêu cầu với công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs càng cao.

• Môi trường pháp lý

Hệ thống pháp lý đối với hoạt động quản trị nói chung và đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs nói riêng là những căn cứ, chỉ dẫn cơ bản để ngân hàng hoạch định công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs cho riêng mình. Những bất cập trong cơ chế, chính sách của nhà nước cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs tại ngân hàng. Cụ thể, khi chính sách của Nhà nước thay đổi theo hướng bất lợi cho SMEs sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của ngân hàng. Chẳng hạn như quy định về chế độ thống kê, kế toán và kiểm toán đối với SMEs chưa được giám sát chặt chẽ, dẫn đến việc xuất hiện những SMEs làm giả báo cáo tài chính để vay vốn ngân hàng. Hay quy định về khởi kiện xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng còn rườm rà phức tạp gây chậm chễ cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cho vay khách hàng SMEs cũng như hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs.

• Môi trường tự nhiên:

Những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh… tác động xấu đến phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của SMEs từ đó gây ra rủi ro cho vay đối với ngân hàng.

• Khách hàng SMEs

(i) Khách hàng SMEs không có khả năng trả nợ:

- Đa số các SMEs khi vay vốn ngân hàng đều đưa các phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả mà nếu ngân hàng không kiểm tra, thẩm định kỹ sẽ có thể xảy ra rủi ro.

- Năng lực quản lý kinh doanh của SMEs yếu kém, lại đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh vượt quá khả năng quản lý: Phần lớn SMEs khi vay vốn ngân hàng chủ yếu là để đầu tư vào tài sản vật chất chứ rất ít SMEs đầu tư cho chất xám đổi mới cung cách quản lý, cơ cấu tổ chức. Chính điều này dẫn đến quy mô kinh doanh phình to trong khi tư duy quản lý không kịp thích nghi thay đổi dẫn đến sự thất bại của các kế hoạch kinh doanh đầy khả năng thành công trước đó.

- Tình hình tài chính của SMEs thiếu minh bạch, yếu kém, tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn thấp, trong khi tỷ dư nợ so vốn tự có lại quá cao, cơ cấu tài chính thiếu cân đối dùng nợ vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn trong khi không có chức năng chuyển hóa kỳ hạn là đặc điểm chung của hầu hết các SMEs tại Việt Nam. Công tác quản lý tài chính kế toán của SMEs ít được quan tâm dẫn đến những thông tin tài chính ngân hàng do SMEs cung cấp là thiếu chính xác hoặc chỉ mang tính hình thức. Khi cán bộ tín dụng ngân hàng lập báo cáo thẩm định dựa trên những thông tin này thì rủi ro xảy ra là điều khó tránh khỏi.

- Không cải tiến quy trình công nghệ, không đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại, không cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm… dẫn tới hậu quả hàng hóa sản xuất ra không thể cạnh tranh được, không tiêu thụ được, không tạo ra dòng tiền để hoàn trả nợ ngân hàng.

(ii) Khách hàng SMEs không có thiện chí trả nợ:

Thiện chí trả nợ của SMEs là yếu tố liên quan đến tư cách đạo đức của người đi vay, một khi SMEs thiếu thiện chí trả nợ thì ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thu hồi nợ vay. Trong mô hình định tính 6C tiêu chí Tư cách người vay - Character (Peter S. Rose 2004) luôn được đưa lên đầu chính là đòi hỏi ngân hàng đầu tiên phải đánh giá được thiện chí trả nợ của khách hàng: Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng SMEs; xem có phù hợp với chính sách cho vay khách hàng SMEs hiện tại của ngân hàng không. Ngoài ra cán bộ tín dụng còn

phải xác định xem liệu SMEs có trách nhiệm trong việc sử dụng tiền vay không. Cán bộ tín dụng cần xem xét về lịch sử cho vay đối với SMEs cũ, đối với SMEs mới cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như CIC, thông tin từ ngân hàng khác, qua các cơ quan đại chúng…. Trên thực tế có nhiều SMEs làm ăn hiệu quả, có dòng tiền về nhưng nhất định không trả nợ ngân hàng vì muốn chiếm dụng vốn sử dụng vào các mục đích khác. Một số SMEs khi đã phát sinh nợ quá hạn lại không hợp tác với ngân hàng để tìm hướng xử lý dẫn đến ngân hàng phải theo đuổi các vụ kiện tụng tốn kém thời gian, chi phí mà kết quả thu hồi vốn chưa chắc đã như mong đợi.

Ngoài ra, số lượng SMEs sử dụng vốn sai mục đích, chủ động lừa đảo chiếm dụng vốn ngân hàng tuy không nhiều nhưng nếu xảy ra thì hậu quả là hết sức nghiêm trọng. SMEs nếu chủ động lừa đảo ngân hàng sẽ tạo ra những phương án

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh đông hải dương (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)