Định hướng và mục tiêu quản trị rủi ro tíndụng trong cho vay doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh đông hải dương (Trang 87 - 90)

6. Kết cấu luận văn

3.1.2. Định hướng và mục tiêu quản trị rủi ro tíndụng trong cho vay doanh

nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương

3.1.2.1. Định hướng chung

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs gắn liền với “quản trị và kinh doanh tín dụng là một trong những hoạt động chủ đạo của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Đông Hải Dương.

Với mục tiêu phấn đấu trở thành ngân hàng hàng đầu trong địa bàn tỉnh và là chi nhánh dẫn đầu trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, thì nhiệm vụ then chốt của Vietinbank – CN Đông Hải Dương là việc xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng hiện đại, theo chuẩn mực quốc tế. Do đó, Vietinbank – CN Đông Hải Dương đã xác định những định hướng chung sau:

+ Đảm bảo thực hiện nguyên tắc nền tảng và nhất quán trong hoạt động cho vay khách hàng SMEs của Vietinbank – CN Đông Hải Dương là không nhất thiết loại bỏ hoàn toàn rủi ro mà quan trọng là phải quản lý được rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs, chấp nhận mức độ rủi ro tín dụng nhất định nhằm đạt

được lợi nhuận kỳ vọng, quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs là gia tăng giá trị của Vietinbank – CN Đông Hải Dương.

+ Đảm bảo các quyết định cho vay khách hàng SMEs sẽ chỉ được đưa ra sau khi xem xét kỹ lưỡng yếu tố rủi ro, đánh giá rủi ro có thể xảy ra và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro phù hợp. Các sáng kiến chiến lược, hay các sản phẩm dịch vụ cho vay khách hàng SMEs mới chỉ được triển khai sau khi đã được nghiên cứu đầy đủ các khía cạnh lợi ích và rủi ro liên quan.

+ Nhận thức đầy đủ về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs, quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs không chỉ là trách nhiệm của cán bộ thuộc khối quản lý rủi ro tín dụng trụ sở chính hay bộ phận kiểm toán nội bộ mà là trách nhiệm của tất cả các cán bộ liên quan đến hoạt động tín dụng với vai trò là lớp phòng vệ rủi ro tín dụng đầu tiên của Vietinbank – CN Đông Hải Dương.

+ Tuân thủ các quy định, quy trình cho vay khách hàng SMEs của NHCT Việt Nam nhằm kiểm soát rủi ro, đảm bảo đánh giá đầy đủ những rủi ro có thể xảy ra trong khi cho vay khách hàng SMEs và có biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả; báo cáo kịp thời các trường hợp nhận thấy rủi ro không quản lý đầy đủ hay khi xảy ra các tình huống xấu; dự tính rủi ro đi kèm và đề xuất biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp.

+ Duy trì môi trường kiểm soát hiệu quả để giảm thiểu rủi ro trong cho vay khách hàng SMEs, phấn đấu vì sự phát triển của NHCT Việt Nam.

+ Nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs đạt chuẩn mực quốc tế thông qua việc tăng cường mô hình, ứng dụng chuẩn mực Basel 2 vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách” hàng SMEs.

3.1.2.2. Mục tiêu

Định hướng phát triển của NHCT Việt Nam là sẽ trở thành tập đoàn tài “chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả và chủ lực của nền kinh tế, khẳng định vị trí ngân hàng thương mại được đánh giá cao nhất trong khối các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Với định hướng trên, Vietinbank – CN Đông Hải Dương đã quán triệt nội dung của văn hóa rủi ro tín dụng đến toàn bộ đội ngũ cán bộ nhằm nỗ lực bảo vệ và nâng cao uy tín, duy trì chuẩn mực nghề nghiệp và đạo đức kinh doanh của

Vietinbank – CN Đông Hải Dương và xây dựng mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương đến năm 2025 như sau:

(i) Đảm bảo hoạt động cho vay khách hàng SMEs của Vietinbank – CN Đông Hải Dương trong giới hạn rủi ro có thể giám sát. Cụ thể: tăng trưởng dư nợ tín dụng SMEs đạt mức 25-30%/năm, tỷ lệ nợ xấu đối với SMEs dưới 2%/tổng dư nợ cho vay khách hàng SMEs.

(ii) Đảm bảo Vietinbank – CN Đông Hải Dương hoạt động ổn định, hiệu quả trong một nền kinh tế thị trường có nhiều biến động và luôn thường trực những rủi ro như hiện nay:

+ Có chính sách tín dụng SMEs nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế;

+ Xây dựng danh mục tín dụng SMEs phù hợp trong từng thời kỳ: Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư theo hướng lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực có khả năng phát triển hiệu quả và bền vững;

+ Xây dựng và tăng cường mô hình chuyên nghiệp, với bộ phận chuyên sâu chuyên phục vụ phân khúc SMEs;

+ Tăng trưởng tín dụng SMEs đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, kiên quyết không hạ chuẩn cho vay: Thúc đẩy cho vay khách hàng SMEs phù hợp với mục tiêu kinh doanh từng năm, cạnh tranh lãi suất linh hoạt, tăng cường bán chéo sản phẩm và tập trung tín dụng vào những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, vay trả ngân hàng sòng phẳng. Ngoài ra, chú trọng cho vay khách hàng SMEs thuộc các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao… theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của NHNN;

+ Đổi mới và phát triển công nghệ ngân hàng để hỗ trợ hoạt động cho vay và quản lý khoản vay đối với SMEs: Nâng cấp hệ thống corebanking, tích hợp các hệ thống khởi tạo khoản vay, quản lý tài sản và quản” lý khoản vay tăng cường hơn nữa, phát triển hệ thống báo cáo cảnh báo rủi ro.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh đông hải dương (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)