Phòng ngừa, xử lý rủi ro

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh đông hải dương (Trang 74 - 75)

6. Kết cấu luận văn

2.3.4. Phòng ngừa, xử lý rủi ro

* Trích lập dự phòng rủi ro

Vietinbank – CN Đông Hải Dương tuân thủ thực hiện phân loại nợ theo quy định Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2017 với điểm trung bình 2.85/3. Việc tuân thủ đúng theo quy định của NHCT Việt Nam là biện pháp tốt trong quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương, đảm bảo chi nhánh luôn ở thế chủ động chuẩn bị tốt để ứng phó nếu rủi ro tín dụng xảy ra. Bên cạnh đó, việc tuân thủ này giúp Vietinbank – CN Đông Hải Dương áp dụng chính sách điều chỉnh sau giám sát quyết liệt, nhanh chóng thông qua việc nâng cao khả năng chịu đựng, khả năng cạnh tranh và có nhiều phân khúc lựa chọn khách hàng.

* Xử lý nợ có vấn đề

Đối với công tác xử lý các khoản nợ có vấn đề, NHCT chỉ mới đưa ra quy “định về công tác quản lý nợ xấu theo quy định Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2009 chứ chưa đưa ra hướng dẫn cụ thể từng biện pháp khắc phục nên được sử dụng trong trường hợp nào (Căn cứ vào phiếu khảo sát tại phần Phụ lục: điểm trung bình 1.98/3, tuân thủ một phần- kết quả khảo sát).

Với kết quả khảo sát không tuân thủ, điểm trung bình 1/3, Vietinbank – CN Đông Hải Dương chưa có bộ phận hoặc cá nhân chuyên trách công tác xử lý nợ xấu mà chủ yếu khi nợ xấu phát sinh thì cán bộ tín dụng quản lý khoản vay sẽ là người theo dõi, quản lý và thu hồi nợ xấu.

Điểm sáng trong công tác quản lý/khắc phục nợ có vấn đề đối với từng khách hàng SMEs tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương là việc đề xuất phương án cụ thể theo tình hình thực tế của từng khách hàng với kết quả khảo sát tuân thủ, điểm trung bình 2.95/3. Vietinbank – CN Đông Hải Dương thực hiện quản lý nợ có vấn đề của SMEs như sau: Phân tích tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của SMEs để đưa ra hướng xử lý phù hợp; xem xét hồ sơ, tình trạng tài sản bảo đảm; hướng xử lý đối với khoản nợ có vấn đề; đưa ra các biện pháp thực hiện để thu hồi nợ; báo cáo thường xuyên tình hình khoản nợ có vấn đề và quá trình xử lý khoản nợ có vấn đề đồng thời phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cá nhân/bộ phận tham gia trong quá trình xử lý nợ có vấn đề. Các biện pháp xử lý nợ có vấn đề được

Vietinbank – CN Đông Hải Dương sử dụng gồm: cho vay duy trì hoạt động kinh doanh; bổ sung tài sản bảo đảm; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; khoanh nợ; xử lý tài sản bảo đảm (đối với trường hợp khoản nợ của SMEs có tài sản bảo đảm); Giảm/miễn lãi; bán nợ; khởi kiện; đề nghị Nhà nước, chính phủ cấp nguồn xử lý hoặc xóa nợ; xử lý rủi ro; chuyển nợ thành vốn góp; xóa nợ ngoại bảng/xuất toán xử lý rủi ro; các biện pháp khác.

Đối với việc xây dựng/đề xuất các biện pháp xử lý khi danh mục quá tập trung vào một ngành/lĩnh vực nào đó và/hoặc vào một số ít SMEs/ một nhóm khách hàng SMEs, NHCT chỉ đạt mức tuân thủ một phần, điểm trung bình 2.03/3. NHCT mới đưa ra các quy định về công tác quản lý danh mục tín dụng trong theo quy định Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2014, chứ chưa đưa ra hướng dẫn cụ thể về biện pháp xử lý khi danh mục tập trung vào một ngành/lĩnh vực, một số ít SMEs/một nhóm khách hàng SMEs. NHCT Việt Nam chỉ dừng lại ở việc nêu các định” nghĩa và quy định trách nhiệm quản lý danh mục tín dụng đến từng bộ phận cụ thể.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh đông hải dương (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)