Giải pháp về nhận dạng rủi ro

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh đông hải dương (Trang 90 - 92)

6. Kết cấu luận văn

3.2.1. Giải pháp về nhận dạng rủi ro

3.2.1.1. Tăng cường công tác thu thập thông tin

Hiện nay, tình trạng thông tin bất đối xứng và kém minh bạch trong việc “nắm bắt thông tin khách hàng SMEs là một trong những khó khăn mà Vietinbank – CN Đông Hải Dương đang tìm cách khắc phục. Thông tin trên CIC rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu tra cứu và phản ánh chính xác tình hình SMEs tại thời điểm SMEs có nhu cầu vay vốn. Các thông tin tín dụng chưa đủ để có thể đưa ra các dự báo phòng ngừa rủi ro, do đó các thông tin này chưa thật hiệu quả trong việc phục vụ công tác thẩm định tín dụng SMEs. Vì vậy, cần phải xây dựng hệ thống thông tin thông qua:

+ Vietinbank – CN Đông Hải Dương cần có bộ phận chuyên trách thu thập thông tin. Có thể giao từng nhân viên phụ trách một lĩnh vực nhất định để tập trung nâng cao hiệu quả thu thập thông tin.

+ Vietinbank – CN Đông Hải Dương cần mở rộng việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn, từ các cơ quan ban ngành như cơ quan thuế, sở tài nguyên môi trường, chính quyền địa phương… hay tận dụng thu thập thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng, từ các công ty xếp hạng tín nhiệm trong nước.

+ Cán bộ tín dụng cần phải chọn lọc, xử lý lại các thông tin: thông tin đó có uy tín và đáng tin cậy không.

+ Tăng cường công tác lưu trữ và cập nhật thông tin khách hàng SMEs trong toàn hệ thống để mọi chi nhánh đều có thể chia sẻ những thông tin quan trọng làm cơ sở phân loại, đánh giá, phân tích chấm điểm SMEs tốt hơn.

3.2.1.2. Xem xét và quan tâm đúng mức đến quản lý danh mục tín dụng SMEs tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương

Quản lý danh mục tín dụng SMEs là một phần quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs nhằm phát hiện và cảnh báo rủi ro sớm, giúp hỗ trợ tích cực trong việc nâng cao hiệu quả và an toàn của hoạt động cho vay khách hàng SMEs. Một danh mục cho vay khách hàng SMEs không đa

dạng về chủ thể cho vay, lĩnh vực, ngành nghề cho vay, loại hình cho vay… có thể tiềm ẩn những rủi ro lớn nếu xảy ra có thể vượt quá khả năng xử lý của Vietinbank – CN Đông Hải Dương. Do vậy, quản lý danh mục tín dụng SMEs tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương cần đạt các tiêu chí sau:

+ Danh mục cho vay khách hàng SMEs phải phù hợp với quy mô và tiềm lực của Vietinbank – CN Đông Hải Dương

+ Vietinbank – CN Đông Hải Dương phải xây dựng cụ thể đối với cơ cấu danh mục tín dụng: xác định ngành hàng, khách hàng/nhóm khách hàng SMEs mục tiêu hoặc cần hạn chế cho vay.

+ Cần đa dạng hóa cơ cấu danh mục tín dụng SMEs, hạn chế việc tập trung dư nợ vào một số ngành/lĩnh vực, khách hàng/nhóm khách hàng SMEs. Việc đa dạng hóa danh mục đầu tín dụng SMEs nhằm cho vay được nhiều đối tượng SMEs trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh tế khác nhau tránh tập trung quá nhiều vào một lĩnh vực hẹp. Điều này vừa giúp giảm cạnh tranh thị phần nhỏ khốc liệt vừa tránh được rủi ro chính sách của Nhà nước thay đổi khi thực hiện cơ cấu lại một số ngành kinh tế. Bên cạnh đó, Vietinbank – CN Đông Hải Dương phải tránh cho vay quá nhiều đối với một SMEs, luôn đảm bảo việc cho vay theo một tỷ lệ nhất định so với tổng số vốn của SMEs để phòng rủi ro tín dụng bất ngờ xảy ra đối với SMEs đó.

+ Vietinbank – CN Đông Hải Dương cần thiết lập kế hoạch cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với SMEs. Việc cho vay khách hàng SMEs có nhiều kỳ hạn khác nhau để đảm bảo sự cân đối vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nhằm giúp Vietinbank – CN Đông Hải Dương tránh được rủi ro lãi suất cũng như tránh việc rơi vào trạng thái khủng hoảng thanh khoản do mất cân đối nguồn vốn.

+ Vietinbank – CN Đông Hải Dương khi cho vay bằng các đồng tiền khác nhau cũng phải xác định một tỷ lệ thích hợp giữa cho vay bằng Việt Nam Đồng và cho vay bằng ngoại tệ nhằm vừa thỏa mãn được nhu cầu vay vốn của SMEs vừa tránh được rủi ro thay đổi tỷ giá hối đoái.

+ Vietinbank – CN Đông Hải Dương phải thường xuyên phân tích, đánh giá cơ cấu danh mục tín dụng SMEs, chất lượng nợ, kịp thời phát hiện những dấu hiệu rủi ro của danh mục tín dụng SMEs: phát hiện các xu” hướng, dấu hiệu tập trung tín dụng cao; tăng cường giám sát các khách hàng/nhóm khách hàng, ngành/lĩnh vực có

dư nợ lớn ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng và tăng trưởng dư nợ của chi nhánh.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh đông hải dương (Trang 90 - 92)