Vai trò của hạ tầng giao thông trong phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về xây DỰNG hạ TẦNG GIAO THÔNG từ NGÂN SÁCH NHÀ nước của TỈNH NGHỆ AN (Trang 25 - 26)

Giao thông vận tải có vai trò hết sức quan trọng là tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông, góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vận tải ngày càng gia tăng cả về lượng lẫn về chất.

Đối với phát triển kinh tế: HTGT là điều kiện tiền đề thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế. HTGT phát triển sẽ tạo điều kiện cho các luồng vận vận tải hàng hóa được lưu thông thuận lợi, nhanh chóng, qua đó thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế.

Mặt khác, chi tiêu cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế J.M. Keynes đã khái quát hóa sự tác động này trong mô hình số nhân. Sản lượng tăng thêm do đầu tư cho hạ tầng giao thông được tính theo công thức sau:

Trong đó:

Q là sản lượng tăng lên do việc chi tiêu cho đầu tư; I là số tiền chi tiêu cho đầu tư; MPC là xu hướng tiêu dùng cận biên.

Trong các giai đoạn kinh tế khó khăn như suy thoái, thất nghiệp, chính phủ các nước thường tăng cường chi ngân sách cho xây dựng hạ tầng giao thông để kích thích tăng trưởng kinh tế, đồng thời hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của đất nước.

HTGT phát triển làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân bổ sản xuất: Để tiết kiệm chi phí vận tải, các nhà đầu tư sẽ chỉ lựa chọn những địa điểm có điều kiện giao thông thuận lợi để đặt các cơ sở sản xuất kinh doanh. Khi hạ tầng giao thông tại một địa phương phát triển sẽ lôi kéo các nhà đầu tư đến địa phương đó và hình thành lên những ngành kinh tế mới. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương vì thế sẽ diễn ra.

HTGT phát triển làm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế: Sức cạnh tranh của nền kinh tế liên quan trực tiếp đến hai yếu tố là giá thành sản phẩm và môi trường đầu tư. HTGT phát triển sẽ tạo điều kiện hạ giá thàn sản phẩm do chi phí vận tải giảm, đồng thời cải thiện môi trường đầu tư. Vị vậy, sự phát triển của hạ tầng giao thông sẽ giúp nâng cao sức cạn tranh của nền kinh tế.

Đối với phát triển xã hội: HTGT phát triển góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, kích thích tăng trưởng kinh tế, cải thiện thu nhập và mức sống của người dân. Vì thế người dân sẽ có điều kiện hưởng thụ các điều kiện vật chất, văn hóa tinh thần cao hơn.

HTGT phát triển tác động đến phân bố lại dân cư. Mỗi khi có tuyến đường mới mở ra đồng nghĩa với điều kiện sống và điều kiện sản xuất kinh doanh của người dân ở hai bên đường được cải thiện. Người dân sẽ chuyển đến sinh sống ở những nơi có điều kiện sống tốt hơn và có cơ hội kiếm sống dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về xây DỰNG hạ TẦNG GIAO THÔNG từ NGÂN SÁCH NHÀ nước của TỈNH NGHỆ AN (Trang 25 - 26)