Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà nước về xây dựng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về xây DỰNG hạ TẦNG GIAO THÔNG từ NGÂN SÁCH NHÀ nước của TỈNH NGHỆ AN (Trang 90 - 96)

nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước

Hoàn thiện tổ chức bộ máy là một giải pháp quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN. Để hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN cần thực hiện các giải pháp sau:

Một là, phải xác định rõ vai trò của các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh trong

quản lý điều hành các hoạt động xây dựng HTGT từ NSNN, phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn, khắc phục tình trạng chồng chéo giữa các cơ quan QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN. Sở Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ chủ trì lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư, tham mưu cho UBND tỉnh trong việc thẩm định chủ trương đầu tư, kế hoạch đấu thầu; thực hiện chức năng giám sát, đánh giá đầu tư trong suốt quá trình thực hiện các dự án xây dựng HTGT từ NSNN. Sở Tài chính có nhiệm vụ cấp phát và quyết toán vốn đầu tư. Sở GTVT thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành trong quá trình thực hiện các dự án xây dựng HTGT từ NSNN, trong đó có nhiệm vụ rất quan trọng, quyết định thành công của các dự án đó là chủ trì việc thẩm định dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công và giám sát, kiểm tra, quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng các dự án xây dựng HTGT từ NSNN. Sở Xây dựng thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành xây dựng như tham mưu ban hành hệ thống định mức, đơn giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng, giá vật liệu xây dựng… và chủ trì việc thẩm định dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công và giám sát, kiểm tra, quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng các dự án xây dựng HTGT từ NSNN trong các khu đô thị.

Khi phân định rõ trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của các Sở và thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch xây dựng HTGT theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển hệ thống GTVT của tỉnh sẽ hạn chế được việc đầu tư dàn trải, không theo quy hoạch, kế hoạch, định hướng đầu tư góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và hiệu lực quản lý của nhà nước. Ngoài ra, còn nâng cao chất lượng công trình HTGT và tránh thất thoát, lãng phí nguồn lực đầu tư do sai sót trong quá trình thẩm định, phê duyệt theo các bước của quá trình xây dựng.

Hai là, Hiện tại vai trò và nhiệm vụ của Chủ đầu tư với các Ban QLDA và các

cơ quan QLNN về xây dựng HTGT còn chưa phân định rõ ràng, cụ thể vì vậy cần phân định rõ vai trò, nhiệm vụ của Chủ đầu tư với các Ban QLDA và các cơ quan QLNN về xây dựng HTGT nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm quản lý của các Chủ đầu tư, Ban QLDA trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư. Khi giao nhiệm vụ Chủ đầu tư, Ban QLDA cơ quan QLNN có thẩm quyền cần phải xem xét năng lực (kinh nghiệm, nhân sự…) của các cơ quan này, đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện theo quy định để quyết định giao thực hiện nhiệm vụ.

Bên cạnh đó chức năng nhiệm vụ của Ban QLDA cấp tỉnh và Ban QLDA cấp huyện còn chưa phân định rõ ràng cụ thể, đôi lúc còn chồng chéo nhau, nhiều dự án Ban QLDA cấp tỉnh điều hành trực tiếp dưới huyện. Ban QLDA các cấp cũng chưa quy định rõ cụ thể từng lĩnh vực mà đang điều hành đang rất chung chung. Cần thống nhất mô hình Ban QLDA cấp tỉnh (Ban QLDA chuyên ngành trực thuộc UBND tỉnh) và mô hình Ban QLDA cấp huyện (Ban QLDA khu vực trực thuộc các huyện) để giao nhiệm vụ QLDA các lĩnh vực khác nhau sao cho phù hợp với năng lực chuyên môn, nhân sự trong các Ban QLDA. Ban QLDA ĐTXD công trình giao thông thực hiện chức năng QLDA thuộc lĩnh vực xây dựng HTGT; Ban QLDA nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện chức năng QLDA thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, thủy lợi…; Ban QLDA ĐTXD công trình dân dụng và công nghiệp thực hiện chức năng QLDA thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp…; Ban QLDA ODA thực hiện chức năng QLDA sử dụng vốn ODA; Ban QLDA ĐTXD các huyện

thực hiện chức năng QLDA các công trình phân cấp cho cấp huyện và các công trình do cấp xã làm Chủ đầu tư.

Ba là, hiện tại chức năng nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám

sát việc xây dựng HTGT còn chồng chéo vì vậy cần phân định rõ chức năng nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát việc xây dựng HTGT từ NSNN (Kiểm toán nhà nước, Thanh tra tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư…) đề không ảnh hưởng đến nhằm thiết lập cơ chế kiểm tra, kiểm soát hữu hiệu, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của QLNN đối với xây dựng HTGT. Thực hiện đúng các nguyên tắc QLNN và hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với quá trình Xây dựng HTGT từ NSNN đảm bảo không chồng chéo và không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường, hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình xây dựng HTGT từ NSNN và các dự án Xây dựng HTGT từ NSNN.

Bốn là, nâng cao năng lực của các cán bộ làm công tác QLNN về xây dựng

HTGT từ NSNN theo các nội dung sau:

Nâng cao năng lực tham mưu, đề xuất trong việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch đầu tư và các cơ chế, chính sách có liên quan. Cần xác định rõ những thuận lợi, khó khăn cũng như tác động của các quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách đầu tư… đến các chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng HTGT để có những giải pháp khắc phục những khó khăn hoặc thúc đẩy việc triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả thông qua các báo cáo, cuộc họp đề xuất ý kiên lên.

Hoàn thiện chính sách đào tạo cán bộ QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN để tổ chức triển khai thực hiện. Tổ chức các lớp học tại sở GTVT hoặc do UBND tổ chức. Mời các chuyên gia về đào tạo cho các bộ, tổ chức cử CB đi học ở tỉnh bạn và nước ngoài.

Có chiến lược đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ bộ làm công tác quản lý về xây dựng HTGT từ NSNN theo hướng cung cấp những hiểu biết thực tiễn về xây dựng HTGT từ NSNN; nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý, phân tích và đưa ra các dự báo dài hạn về nhu cầu phát triển HTGT. Đội ngũ cán bộ này đòi hỏi phải có trách nhiệm, tâm huyết với công việc của mình.

Phải tuân thủ nguyên tắc minh bạch, công khai trong tuyển dụng và bố trí cán bộ làm công tác QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN trong các cơ quan quản lý nhà nước. Tuyển dụng phải thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển đối với những trường hợp đủ điều kiện và phải bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ, sở trường của cán bộ được tuyển dụng nhằm phát huy năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới. Đối với cán bộ công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tiêu chí tuyển chọn chung là cần phải có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, gắn bó với quần chúng, nhân dân và cơ quan đơn vị mình. Hàng năm, phải thực hiện kiểm điểm, đánh giá cán bộ để thực hiện phân loại để có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc.

Hàng năm, cần rà soát, bổ sung quy hoạch đào tạo và sử dụng cán bộ trong lĩnh vực QLNN nói chung và lĩnh vực xây dựng HTGT từ NSNN nói riêng. Quy hoạch phải tính đến nhu cầu sử dụng cán bộ cả trước mắt và lâu dài, thực hiện quy hoạch động và mở phù hợp với từng vị trí sử dụng. Trong giai đoạn hiện nay, việc đào tạo, bồi dưỡng phải tính đến việc cán bộ phải đáp ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh cũng như quốc gia, nhất là những kiến thức về kinh tế quốc tế, đầu tư xây dựng, khoa học và công nghệ trong ngành GTVT, ngoại ngữ, tin học ứng dụng…

3.2.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng là yếu tố quan trọng góp phần hoàn thiện QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN. Thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên sẽ khắc phục được những tồn tại hạn chế của hoạt động ĐTXD, chống thất thoát, lãng phí và tham nhũng, ngoài ra còn có tác dụng răn đe, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực.

Để hoàn thiện QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN, chống thất thoát, lãng phí, nâng cao chất lượng công trình xây dựng và đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư cần phải tăng cường công tác thanh tra, giám sát. Để làm được điều đó trước tiên, cần

phải kiện toàn và hoàn thiện tổ chức thanh tra ờ các ngành các cấp; tập trung thanh tra xây dựng, áp dụng đồng bộ các biện pháp chống đầu tư dàn trải, thất thoát kết hợp với đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm; Kiên quyết xử lý nghiêm minh các tập thể và cá nhân sai phạm.

Ngoài ra, cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh tra, kiếm tra đổi với dự án ĐTXD sử dụng vốn NSNN. Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi, đối tượng, nội dung thanh tra của từng cơ quan thanh tra và từng loại hình thanh tra trong quá trình thanh tra các dự án ĐTXD sử dụng vốn NSNN, cụ thể:

Thứ nhất, cần quy định cụ thể và thực hiện có hiệu quả hai chức năng cơ bản

của Thanh tra tỉnh:

Chức năng QLNN đối với tổ chức và hoạt động thanh tra (xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định về hoạt động thanh tra; chỉ đạo, giám sát, kiểm tra các kết luận của cơ quan thanh tra chuyên ngành; điều phổi hoạt động thanh tra, xử lý sai phạm sau thanh tra…

Chức năng thanh tra hành chính đổi với các Sở, ngành thuộc UBND cấp tỉnh để giúp Chủ tịch UBND tỉnh trong công tác QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN.

Hiện nay, khi mà năng lực của cơ quan thanh tra chuyên ngành chưa tương xứng với nhiệm vụ và phạm vi đối tượng thanh tra thì cơ quan thanh tra hành chính cần tiếp tục tham gia vào hoạt động thanh tra chuyên ngành; vì vậy đối với thanh tra chuyên ngành về ĐTXD, cần quy định đối với những dự án nhóm A và các dự án khác có vấn đề nổi cộm, phức tạp sẽ do Thanh tra tỉnh và Thanh tra thuộc các Sở: Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư tiến hành thanh tra, kiểm tra.

Về lâu dài, cần sửa đổi cơ chế, nội dung thanh tra theo hướng: Các cơ quan thanh tra thành lập theo cấp hành chính chỉ tập trung vào nhiệm vụ giám sát hành chính (giám sát sự tuân thủ pháp luật) đối với các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của thủ trường cấp hành chính cùng cấp; thực hiện chức năng thanh tra hành chính hướng vào xem xét việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của các cơ quan thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của thủ trường cơ quan quản lý

nhà nước cùng cấp. Khi đó, nhiệm vụ thanh tra dự án ĐTXD từ NSNN sẽ giao cho các cơ quan thanh tra chuyên ngành. Do chức năng QLNN về xây dựng HTGT hiện nay chủ yếu liên quan đến ngành Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, GTVT… nên nhiệm vụ thanh tra các dự án xây dựng HTGT cần tập trung cho cơ quan thanh tra thuộc các ngành này thực hiện. Thanh tra các ngành này cần bám sát chức năng, nhiệm vụ QLNN của Sở, ngành được pháp luật quy định để xác định nội dung thanh tra cho phù hợp, vừa phục vụ thiết thực cho công tác QLNN của Sở, ngành vừa hạn chế được sự chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra.

Thứ hai, cần quy định rõ phạm vi, nội dung thanh tra đối với mỗi dự án đầu tư

phải được thể hiện trong quyết định thanh tra và kết luận thanh tra; kết luận phải chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến những sai phạm (không chỉ đề cập đến trách nhiệm của các nhà thầu, các Ban QLDA mà còn là đánh giả trách nhiệm của các cơ quan QLNN có liên quan). Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của Trường đoàn thanh tra, các thanh tra viên và lãnh đạo cơ quan thanh tra khi đưa ra những kết luận sai, gây thiệt hại cho đối tượng thanh tra hoặc khi không kết luận được sai phạm gây thiệt hại cho Nhà nước... Ban hành những quy định này nhằm bảo đảm cho kết luận thanh tra rõ ràng đúng pháp luật về những nội dung đã thanh tra; giúp cho các đoàn thanh tra sau có thể kế thừa kết quả của đoàn thanh tra trước tránh được chồng chéo về nội dung và thời kỳ thanh tra khi tiến hành cuộc thanh tra tiếp theo đối với mỗi dự án ĐTXD.

Ngoài ra, công tác giám sát và đánh giá đầu tư phải được tiến hành xuyên suốt từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư đến khâu chuẩn bị đầu tư, đánh giá trong quá trình thực hiện đầu tư và đánh giá quá trình khai thác và vận hành dự án. Kiên quyết không phê duyệt dự án ĐTXD nếu chưa làm rõ hiệu quả và bảo đảm tính khả thi về nguồn vốn thực hiện. Đối với các dự án đã triển khai thực hiện, không phê duyệt điều chỉnh về nội dung đầu tư hay tổng mức đầu tư khi dự án chưa thực hiện giám sát và báo cáo theo quy định.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên công khai, minh bạch nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các sai phạm trước, trong và

sau khi thực hiện dự án. Việc giám sát cộng đồng cũng sẽ được chú trọng hơn, yêu cầu tất cả các dự án xây dựng HTGT đều được báo cáo gửi tới Hội đồng nhân dân tỉnh, các đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Ủy ban mặt trận tổ quốc tỉnh để biết và tổ chức giám sát.

Trong mọi giai đoạn của dự án Xây dựng HTGT từ NSNN thì vai trò QLNN vị trí rất quan trọng, điều đó thể hiện thông qua việc:

Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Thanh tra, kiểm tra mọi trình tự thủ tục ĐTXD theo quy định của pháp luật.

Trong giai đoạn thực hiện đầu tư: Thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh

mọi vi phạm trong các hợp đồng xây dựng nhất là tình trạng tiêu cực, tham nhũng, dự án kém hiệu quả làm thất thoát lãng phí vốn nhà nước trong quá trình ĐTXD. Thanh tra, kiểm tra việc đảm bảo tiến độ thi công công trình; Thanh tra, kiểm tra việc đảm bảo chất lượng và an toàn trong quá trình thi công công trình.

Trong giai đoạn kết thúc dự án: Thanh tra, kiểm tra công tác thanh toán, quyết toán; cần đưa vào quy định phải kiểm toán mọi chi phí khi thanh toán quyết toán công trình. Thực hiện đánh giá hiệu quả dự án đầu tư theo mục tiêu của dự án và theo chu trình thực hiện dự án (cả trong giai đoạn thực hiện đầu tư và trong quá trình vận hành, khai thác, sử dụng).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về xây DỰNG hạ TẦNG GIAO THÔNG từ NGÂN SÁCH NHÀ nước của TỈNH NGHỆ AN (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)