Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về xây DỰNG hạ TẦNG GIAO THÔNG từ NGÂN SÁCH NHÀ nước của TỈNH NGHỆ AN (Trang 44 - 46)

Thứ nhất, chính sách phát triển kinh tế xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế của quốc gia

Hội nhập quốc tế là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa diễn ra nhanh chóng. Lợi thế của các nước đang phát triển như Việt Nam khi tham gia vào các tổ chức quốc tế toàn cầu và khu vực cũng như khi mở rộng quan hệ song phương và đa phương có thể tranh thủ được nguồn vốn, khoa học và công nghệ, cũng như khả năng tổ chức quản lý theo các tiêu chuẩn ISO. Để chủ động và tích cực trong quan hệ kinh tế quốc tế vấn đề tạo môi trường đầu tư là rất quan trọng, trong đó xây dựng HTGT là một nội dung được các nhà đầu tư quan tâm.

Trong điều kiện hiện nay, các yếu tố như vốn đầu tư, khoa học và công nghệ, các quy trình quản lý hiện đại của nước ngoài sẽ có xu hướng xâm nhập vào thị trường trong nước, mở ra những cơ hội và thách thức về cung ứng những nhân tố đầu tư đối với hoạt động QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến việc hoạch định chính sách, huy động và sử dụng vốn ĐTXD. Xu hướng mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế sẽ tạo những điều kiện thuận lợi trong thu hút các dòng vốn đầu tư trong nước, nước ngoài nhằm đa dạng hóa các nguồn lực ĐTXD đối với mỗi địa phương. Đây cũng là một trong những biện pháp góp phần giảm gánh nặng cho nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương. Để tận dụng được những cơ hội này thì Nhà nước phải có những biện pháp để khai thác tốt các yếu tố thị trường trong quá trình thiết lập cơ chế.

QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN trên cơ sở phải kết hợp chặt chẽ vai trò điều tiết của Nhà nước và sự điều chỉnh của thị trường để từ đó là tiền đề để phát huy vai trò của việc sử dụng nguồn vốn NSNN cho xây dựng HTGT ở các địa phương nhằm đạt được cả lợi ích về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng ở mỗi địa phương nói riêng, đất nước nói chung.

Thứ hai, hệ thống pháp luật về đất đai và chính sách QLNN về xây dựng HTGT của quốc gia

Các văn bản pháp luật của Nhà nước là căn cứ pháp lý quy định các hoạt động QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN ở cấp tỉnh. Nó tạo điều kiện cho các chủ thể quản lý cấp tỉnh cũng như đối tượng quản lý chủ động thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong quá trình quản lý và thực hiện HTGT. Với hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, đầy đủ, hoàn chỉnh và không chồng chéo sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý được thuận lợi và mang lại kết quả tốt. Ngoài ra nó còn có tác dụng hạn chế, kiểm soát, phòng, chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư tại các dự án HTGT, đảm bảo sử dụng vốn đầu tư ngày càng phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều văn bản pháp luật của nhà nước đối với hoạt động QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN còn nhiều bất cập. Một mặt lạc hậu so với yêu cầu phát triển nhanh của thực tiễn. Mặt khác còn chồng chéo giữa nhiều văn bản do cơ quan quản lý cấp bộ như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính... làm cho cơ quan quản lý cấp dưới lúng túng trong việc thực hiện các văn bản vào quá trình thức tế

Thứ ba, chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giao thông nông thôn nói riêng và xây dựng hạ tầng giao thông là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Thực hiện Chương trình xây dựng NTM, với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", phong trào làm đường GTNT tại nhiều địa phương trong cả nước thời gian qua thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo sức lan tỏa và chuyển biến tích cực trong cộng đồng.

Cần bám sát các mục tiêu về quy hoạch, kế hoạch phát triển GTNT trong tiêu chí xây dựng NTM của tỉnh để xác định thứ tự ưu tiên, từ đó thực hiện phương án cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư hợp lý và có hiệu quả.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về xây DỰNG hạ TẦNG GIAO THÔNG từ NGÂN SÁCH NHÀ nước của TỈNH NGHỆ AN (Trang 44 - 46)