Phương pháp khảo sát, thu thập ý kiến đánh giá

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức vào ngành thông tin truyền thông (Trang 26 - 28)

5. Phương pháp nghiên cứu

5.2. Phương pháp khảo sát, thu thập ý kiến đánh giá

Tổng thể nghiên cứu được xác định là toàn bộ các cá nhân đang công tác tại các đơn vị liên quan đến các dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam và người dân thụ hưởng của các dự án này, tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, việc thu thập dữ liệu từ toàn bộ tổng thể là khó khả thi (Nguyễn Cao Văn và Trần Thái Ninh, 2009) vì quá tốn kém và không cần thiết. Do hạn chế về nguồn lực thực hiện, CHV đã điều tra chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, một trong các hình thức chọn mẫu phi xác suất, tác giả có thể chọn những đối tượng nghiên cứu có thể tiếp cận được (môt số dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông giai đoạn 2018 - 2020). Thời gian thực hiện khảo sát được tiến hành từ tháng 03/2021 đến tháng 06/2021.

Về quy mô mẫu, “quy mô mẫu bao nhiêu là đủ” là một câu hỏi phức tạp, vừa phụ thuộc phương pháp phân tích và số lượng biến, vừa phụ thuộc vào nguồn lực nghiên cứu. Một số ngưỡng có thể tham khảo như sau: quy mô tối thiểu để có thể áp dụng công cụ thống kê: 30 quan sát (Hair và cộng sự, 2006); quy mô tối thiểu để có thể suy diễn các chỉ số của mẫu thành chỉ số của tổng thể với độ tin cậy 95%: 384 quan sát (Hair và cộng sự, 2006); quy mô thông thường

Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011) đối với phân tích hồi quy đa biến, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là n=50+8*m (trong đó n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập). Một số nhà nghiên cứu khác không đưa ra mẫu cụ thể mà phụ thuộc vào số biến quan sát trong mô hình nghiên cứu, đối với phân tích nhân tố khám phá EFA, theo nghiên cứu của (Hair và cộng sự, 2006) kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát, n=5*m với m

là số biến quan sát, đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey,1973), (Roger, 2006).

Trong nội dung luận văn này, học viên lấy mẫu theo nguyên tắc của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011). Như vậy, số lượng mẫu tối đa cho nghiên cứu của tác giả là 58 mẫu đối với người thụ hưởng, và 52 mẫu đối với cán bộ quản lý.

Trong 110 phiếu điều tra được (58 phiếu người thụ hưởng và 52 phiếu cán bộ quản lý), tác giả đã lọai bỏ 06 phiếu người thụ hưởng và 04 phiếu cán bộ không đáp ứng được các yêu cầu về nội dung thông tin cần được khảo sát, giữ lại 52 phiếu người thụ hưởng (chiếm tỷ lệ 67.48%) và 48 phiếu cán bộ quản lý (chiếm tỷ lệ 62,38%) đạt yêu cầu để thực hiện các phép toán thống kê. Kết quả thu được sẽ được làm sạch và xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức vào ngành thông tin truyền thông (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w