7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Đào tạo năng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và điều hành
Nhận thức đúng đắn về ODA với hai yếu tố chính trị và kinh tế đan xen để có quan điểm đúng đắn về nguồn lực này nhằm tranh thủ được sự hỗ trợ quốc tế, thực hiện có hiệu quả chủ trương độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Mỗi Nhà tài trợ đều có chiến lược toàn cầu về ODA cũng như Chương trình trung hoặc dài hạn hợp tác với Việt Nam, trong đó nêu rõ những mục tiêu và sự quan tâm khi cung cấp ODA cho Việt Nam. Do vậy, Ngành TT&TT cần nghiên cứu kỹ những chiến lược và chương trình đó để có sự ứng xử thích hợp nhằm đảm bảo lợi ích chính trị và kinh tế. Xét cho cùng cả ODA vốn vay và vốn ODA không hoàn lại đều là các khoản vay trước và trả sau bằng vật chất và hoặc bằng trách nhiệm. Ý thức được vấn đề này sẽ giúp đề cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình tiếp nhận quản lý và sử dụng ODA.
Ngoài ra, các cơ quan tổng hợp của Chính Phủ nên đẩy mạnh công tác tập huấn, hướng dẫn các quy trình, thủ tục sử dụng vốn ODA và tổ chức biên soạn, phổ biến các tài liệu về quản lý thực. Việc thường xuyên tổ chức tập huấn cho BQLDA về chính sách và quy trình, thủ tục ODA của Chính phủ và nhà tài trợ
để thấy trước và dự kiến các biện pháp xử lý những quy định không khớp nhau của hai phía nhằm đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ và thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA.
Trong việc thực hiện các dự án ODA của Ngành TT&TT, để việc quản lý, thực hiện các quy trình, thủ tục sử dụng các nguồn vốn ODA nhanh chóng đi vào thực tế, các cơ quan tổng hợp của Chính Phủ trước khi ban hành các văn bản hướng dẫn cần có văn bản tham khảo ý kiến của các chủ đầu tư và sau khi ban hành cần đẩy mạnh công tác tập huấn, hướng dẫn để các chủ đầu tư nắm bắt được ngay các yêu cầu của Nhà nước trong quá trình thực hiện.
3.2.2. Có cơ chế lựa chọn các nhà thầu phù hợp
Để hạn chế tình trạng nhà thầu chưa đủ năng lực nhưng trúng thầu các dự án quan trọng tại Việt Nam nói chung và tại ngành TTTT nói riêng, cần phải có cơ chế, chính sách quản lý chặt chẽ các nhà thầu.
Ðể giải quyết được khó khăn, vướng mắc trong đấu thầu là việc không dễ dàng, đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều bộ, ngành, cơ quan chức năng, trong đó kiến nghị Quốc hội và Chính phủ sớm xem xét, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ðấu thầu và Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết về luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư. Luật Ðấu thầu cần có sự điều chỉnh, bổ sung để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và tăng khả năng trúng thầu quốc tế. Ngoài ra, cơ chế pháp lý vững chắc sẽ trở thành “màng lọc” giúp loại bỏ, hạn chế được những nhà bỏ những nhà thầu năng lực yếu kém, không đạt yêu cầu.