Giai đoạn 1993 – 2000

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức vào ngành thông tin truyền thông (Trang 58)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1 Giai đoạn 1993 – 2000

Năm 1993 đã đánh dấu sự quay trở lại Việt Nam của các nhà tài trợ song phương và đa phương sau một thời gian ngừng cung cấp các chương trình, dự án viện trợ (trừ một số nước Bắc Âu). Từ khi Việt Nam bắt đầu bình thường hóa quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế, nhiều Chính phủ và tổ chức đã nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam. Những nỗ lực từ cả 2 phía các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam đã đạt những kết quả quan trọng. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ với hơn 50 nhà tài trợ song phương và đa phương cùng khoảng 600 tổ chức phi Chính phủ với hơn 1500 chương trình dự án. Hiện nay, ngân hàng thế giới (WB) là cơ quan viện trợ đa phương lớn nhất, Nhật Bản là quốc gia viện trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam. Xét về viện trợ không hoàn lại thì Pháp là lớn nhất và Đan Mạch là thứ nhì.. Với việc nối lại các chương trình, dự án viện trợ, mỗi năm cộng đồng các nhà tài trợ cam kết cung cấp cho nước ta hơn 2 tỷ USD .

Cụ thể Nguồn vốn ODA đã được tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội ưu tiên của Chính phủ, đó là: Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo (16%); Công nghiệp và Năng lượng (15,80%); Khoa học, Công nghệ và Môi trường (10,00%); Ý tế - Giáo dục – Xã hội (10,60%); Các ngành, lĩnh vực khác (22,20%) và đặc biệt lĩnh vực Giao thông, Thông tin liên lạc và Viễn thông được chú trọng đầu tư nhất chiếm 25,40

22.20% 16.00%

15.80%

10.60%

10.00%

25.40%

Nông nghiệp và PTNT kết hợp với xoá đói giảm nghèo

Công nghiệp và Năng lượng

Giao thông, Thông tin liên lạc và Viễn thông

Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Y tế - Giáo dục – Xã hội Các ngành, lĩnh vực khác

(Biểu đồ 2.1: Vốn ODA phân theo nghành, lĩnh vực giai đoạn 1993 – 2000) 2.2.2 Giai đoạn 2001 - 2005

Trong giai đoạn 2001 - 2005, nguồn vốn ODA đã được sử dụng tập trung cao cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội. Nhìn chung, phân bổ nguồn vốn ODA chia theo các lĩnh vực như sau:

Bảng 2.1: Phân bổ vốn ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2001 - 2005

Thôn tin và Truyền

NNPTNT và xoá đói

Công nghiệp - Năng

Khoa học công nghệ -

Y tế - Giáo dục - Xã hội

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Đề án định hướng thu hút và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2001-2005

Trong giai đoạn này ngành Thông tin và Truyền thông vẫn tiếp tục dẫn đầu trong các Ngành về việc tiếp nhận vốn ODA với tổng số vốn ODA lên đến hơn 2,54 tỷ USD, trong đó chủ yếu là ODA vốn vay ưu đãi, vốn ODA không hoàn lại chỉ chiếm gần 3,78%. Lĩnh vực bưu chính, viễn thông cũng có các dự án hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật như dự án cáp quang ven biển, dự án điện thoại nông thôn ....

2.2.3 Giai đoạn 2006 – 2015

Biểu đồ 2.2:Vốn ODA phân theo nghành, lĩnh vực giai đoạn 2006 – 2015

Sales

24.7 30.9

16.7

12.6 15.2

Thông tin và Truyền thông Nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp Cấp thoát nước và phát triển đô thị Năng lượng

Giao thông vận tải

Trong giai đoạn này, sự bùng nổ của internet đã tác động rất lớn đến sự phát triển của ngành Truyền thông. Sự ra đời của báo điện tử (còn gọi là báo mạng) giống như thay đổi hoàn toàn bộ mặt của ngành báo chí. Thông tin được đưa đưa đến với công chúng một cách nhanh nhất có thể thông qua các phương tiện điện tử hiện đại, hình thức cũng sinh động và hấp dẫn hơn. Việc cơ giới hóa cơ sở hạ tầng các thiết bị thông tin được đẩy mạnh và phát triển vô cùng nhanh chóng. Điểm nhấn trong giai đoạn này về sự phát triển của ngành thông tin và truyền thông có thể kể đến việc phóng thành công ba vệ tinh Vina – Sat lên trạm không gian góp phần phủ sóng toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, nhằm phát triển các dịch vụ ứng dụng như dịch vụ thoại, truyền hình, thông tin di động, truyền số liệu, Internet, các dịch vụ đào tạo và y tế từ xa, truyền tin cho ngư dân trên biển, dự báo thời tiết, đảm bảo an ninh quốc phòng... Đặc biệt cung cấp đường truyền thông tin cho các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, bão lụt, đường truyền cho các vùng sâu, vùng xa, hải đảo mà các phương thức truyền dẫn khác khó vươn tới được. Với những kết quả đạt được, trong thời điểm này ngành thông tin và truyền thông có thể tự vươn mình phát triển, đem lại nguồn

thu vô cùng lớn cho ngân sách nhà nước mà không cần đên sự hỗ trợ của nguồn vôn ODA.

Cùng với đó, nguồn vốn trong giai đoạn này được phân cho các ngành và lĩnh vực khác, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất (30,9%) trong thu hút ODA đến thời điểm này là lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ với 1,67 tỷ USD vốn ODA ký kết. Tiếp đến là lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm nghèo với gần 1,37 tỷ USD (chiếm 24,7%) Ở ba lĩnh vực còn lại, giao thông vận tải với 899 triệu USD, chiếm tỷ trọng 16,7%; năng lượng với 818 triệu USD, chiếm 15,2%; cấp thoát nước và phát triển đô thị với gần 679 triệu USD, chiếm 12,6%.

2.2.4 Giai đoạn 2016 – Nay

Trong thời gian qua Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang vận động các Nhà tài trợ để triển khai 03 dự án sử dụng vốn ODA, bao gồm:

a) Dự án “Hỗ trợ nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin và năng lực thực thi pháp luật về an toàn thông tin tại Việt Nam” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ không hoàn lại (bằng hiện vật) hiện đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, cụ thể như sau:

- Ngày 26/10/2016, Bộ TTTT đã có Quyết định số 1865/QĐ-BTTTT về việc phê duyệt chủ trương đầu tư và giao chủ dự án đối với dự án nêu trên;

- Ngày 10/7/2017, Bộ KHĐT đã có Công văn số 5585/BKHĐT-KTĐN về việc thông báo ý kiến của Đại sứ quán Nhật Bản về việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho 1 số dự án trong tài khóa 2017, trong đó có dự án nêu trên.

- Ngày 08/3/2019, Bộ TTTT và Nhà tài trợ ký Biên bản ghi nhớ tài trợ cho dự án “Hỗ trợ nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin và năng lực thực thi pháp luật về an toàn thông tin tại Việt Nam”.

Hiện nay Chủ dự án đang phối hợp với Nhà tài trợ và các đơn vị có liên quan để hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo ý kiến góp ý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Công văn số 5287/BKHĐT-KTĐN ngày 29/7/2019) và Bộ Tài chính (Công văn số 8932/BTC-QLN ngày 06/8/2019) theo quy định.

b) 01 dự án về lĩnh vực an toàn thông tin và chứng thực điện tử của Chính phủ Việt Nam (sử dụng 01 phần vốn vay ODA và 01 phần vốn ODA không hoàn lại) hiện đang trong giai đoạn thực hiện các thủ tục vận động để tiếp cận nguồn vốn ODA mà Phần Lan tài trợ.

c) 01 dự án về cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 vào năm 2020 được Chính phủ Nhật Bản tài trợ một phần vốn vay ODA hiện nay đã hoàn thành và đang đưa vào thực tiễn sử dụng.

2.3. Các phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong ngành thông tin và truyền thông trợ phát triển chính thức trong ngành thông tin và truyền thông

Căn cứ theo phiếu khảo sát thực tế và phương pháp nghiên cứu đã nêu ở chương I, ta có kết quả dữ liệu khảo sát như sau:

2.3.1. Thống kê mô tả dữ liệu khảo sát

a. Đặc điểm đối tượng khảo sát

* Đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý

Kết quả khảo sát 48 cán bộ tham gia công tác điều hành, quản lý các dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam cho thấy các thông tin cơ bản về Giới tính, Trình độ, Tên dự án đã từng tham gia, cộng tác, Nhà tài trợ dự án và Thời gian cộng tác. Các đặc điểm cơ bản của đối tượng cán bộ tham gia công tác điều hành, quản lý được thể hiện qua các biểu đồ dưới đây.

Trình độ học vấn 39 61 Đại học Giới tính 16 84 Nam Nữ

Thời gian công tác

14 19

25

42

< 2 năm

5 năm - 10 năm > 10 năm

Nhà tài trợ hiện nay

17 83 JICA CP Phần Lan N g u n: K ết q u d li u k h o t từ p h n m m S P

Biểu đồ 2.3: Đặc điểm đối tượng khảo sát là cán bộ tham gia quản lý, điều hành các dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông

tin truyền thông ở Việt Nam

Qua biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy cán bộ quản lý các dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông được khảo sát chủ yếu là nam giới với tỷ lệ lên đến 84%, nữ giới chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ với 16%. Về trình độ học vấn, tất cả các cán bộ quản lý đều có trình độ đại học và chủ yếu trên đại học với 61% có trình độ sau đại học. Về thời gian tham gia cộng tác, cán bộ quản lý, điều hành được phỏng vấn có thâm niên công tác trong các dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông từ 2 đến 5 năm là chủ yếu với tỷ lệ chiếm đến 47%, khoảng 20% cán bộ có thâm niên từ 5 đến 10 năm, cá biệt có khoảng 14% các cán bộ quản lý có thâm niên công tác hơn 10 năm, thậm chí 15, 20 năm. Các dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông được khảo sát được tài trợ chủ yếu từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản - JICA với tỷ lệ 83% và từ Chính phủ Phần Lan với tỷ lệ 17%. Đây cũng chính là các nhà tài trợ chủ yếu với các dự án sử dụng ODA trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam.

Kết quả khảo sát 52 đối tượng là người dân thụ hưởng các dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam cho thấy các thông tin cơ bản về Giới tính, Trình độ, Nhà tài trợ dự án được thụ hưởng. Các đặc điểm cơ

bản của đối tượng người dân thụ hưởng được thể hiện qua các biểu đồ dưới đây: Số lượng 37 63 Trình độ 16 26 22 36

Nữ Nam SĐH ĐH THPT Sơ cấp, trung cấp

Nhà tài trợ hiện nay

29

71

JICA CP Phần Lan

Nguồn: Kết quả dữ liệu khảo sát từ phần mềm SPSS

Biểu đồ 2.4: Đặc điểm đối tượng khảo sát là người dân thụ hưởng các dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam

b. Đánh giá định tính về hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong nganh thông tin truyền thông ở Việt Nam

CHV sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết quả dữ liệu khảo sát cán bộ quản lý dự án và người dân thụ hưởng đánh giá hiệu quả sử dụng ODA trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam được thể hiện ở bảng 3.4 dưới đây:

Bảng 2.2: Tính phù hợp của các dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thôn tin truyền thông

Biến Nhận định cán bộ quản lý

hóa

Mục tiêu dự án nhất quán với định PH1CG hướng, mục tiêu phát triển trong

thời gian tới của địa phương, khu vực, quốc gia?

Bản quy hoạch tổng thể làm căn cứ PH2CG cho việc xây dựng dự án này đã có

trước thời điểm bắt đầu xây dựng? Kế hoạch xây dựng và thiết kế được lập trước khi khởi công đã PH3CG được sửa đổi nhiều lần cho tới

trước khi hoàn thành công trình, sự thay đổi đó làm ảnh hưởng đến thời

gian và tăng chi phí xây dựng công trình?

PH4CG Trong dự án này, mục tiêu của

chính phủ Việt Nam là phù hợp với mục tiêu, tôn chỉ của các nhà tài trợ?

Các đơn vị, ban ngành có liên quan

PH5CG và chính quyền địa phương sở tại

phối hợp đồng bộ trong quá trình thực hiện dự án?

Kết quả thống kê dữ liệu khảo sát về tính phù hợp của các dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông cho thấy, các cán bộ tham gia quản lý, điều hành các dự án có đánh giá chủ yếu ở mức khá và cao, trong khi người dân thụ hưởng thì đánh giá ở mức khá và trung bình. Chi tiết kết quả đánh giá đã được thể hiện ở bảng 3.4.

Nhận định PH1CG , PH2CG, PH4CG là những nhận định có mức điểm đánh giá

ở mức cao nhất cho thấy các dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông đều có mục tiêu đặt ra ban đầu rất phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong từng thời kỳ và tôn chỉ của các nhà tài trợ. Nhận định PH3CG có mức điểm đánh giá thấp nhất và ở mức trung bình thể hiện kế hoạch, thiết kế của dự án có được sửa chữa nhiều lần trong quá trình thực hiện nhưng sự thay đổi đó có mức tác động không đáng kể đến thời gian và chi phí xây dựng công trình. Tiến độ và chi phí của công trình chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác với mức độ trực tiếp hơn rất nhiều.

Sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành và địa phương nơi có dự án triển khai thực hiện được đánh giá ở cả hai đối tượng được khảo sát đều ở mức khá (3.96 và 3.93). Điều này thể hiện sự phối hợp là tương đối đồng bộ, hài hòa giữa các đơn vị từ thi công, giám sát và quản lý các dự án ODA.

Đối với các nhận định PH2TH, PH1TH được đánh giá với mức điểm cao nhất, thể hiện các dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và nguyện vọng chính đáng của người dân. Đối với mức điểm đánh giá thấp nhất 2,94 thể hiện một số băn khoăn của người dân trong quá trình thực hiện dự án như chi phí giải phóng mặt bằng chưa hợp lý…

Bảng 2.3: Tính hiệu quả của các dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam

Biến mã Nhận định khảo sát cán bộ

hóa quản lý

HQ1CG Sau khi kết thúc, dự án đã đạt được các mục tiêu đề ra ban đầu? HQ2CG Dự án có tiến độ thực hiện đảm

bảo theo kế hoạch đặt ra và hoàn thành đúng hạn?

HQ3CG Vốn đối ứng của phía Việt Nam luôn được triển khai đầy đủ, kịp thời trong quá trình thực hiện dự án?

HQ4CG Vốn ODA được giải ngân đáp ứng tốt, giúp cho dự án thực hiện đạt hiệu quả tốt hơn?

Kết quả thống kê dữ liệu khảo sát cho thấy, các cán bộ tham gia quản lý, điều hành các dự án đánh giá tính hiệu quả của các dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam ở mức khá với nhận định HQ1CG, HQ4CG và trung bình với 2 nhận định HQ2CG, HQ3CG thể hiện tiến độ thực hiện dự án thường không đúng với kế hoạch đề ra, đặc biệt tiến độ cung cấp vốn đối ứng có mức điểm đánh giá thấp nhất phần nào thể hiện nguyên nhân chậm trễ về tiến độ thực hiện các dự án hiện nay.

Đối với người dân thụ hưởng thì đánh giá ở mức khá và trung bình. Chi tiết kết quả đánh giá đã được thể hiện ở bảng 3.5. Nhận định HQ4TH, HQ1TH là những nhận định có mức điểm đánh giá ở mức cao nhất là 4,07 và 4 cho thấy các dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông phần nào đã đáp ứng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức vào ngành thông tin truyền thông (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w