Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức vào ngành thông tin truyền thông (Trang 48 - 52)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Theo đánh giá của WB, vốn ODA có tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế hay không phụ thuộc chủ yếu vào trình độ quản lý của mỗi nước. Tại các quốc gia có sự quản lý kinh tế vĩ mô tốt và thể chế quản lý nhà nước hiệu quả thì có đến gần 90% các dự án do WB tài trợ được triển khai thành công với tỷ lệ hoàn vốn cao. Đối với các quốc gia có chính sách quản lý kém hiệu quả thì tỷ lệ hoàn vốn chỉ đạt gần 50%. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ các quốc gia kể trên đã cho thấy vai trò quản lý nhà nước về vốn ODA đóng vai trò quyết định đến sự thành

công và thất bại của từng quốc gia tiếp nhận. Đến năm 2020, mỗi năm Việt Nam cần từ 16 - 17 tỷ USD cho phát triển kết cấu hạ tầng, trong khi khả năng đáp ứng từ ngân sách nhà nước chỉ khoảng 50 - 60%. Trước bối cảnh nguồn vốn NSNN cho đầu tư eo hẹp, kinh tế khó khăn trong khi cơ hội tiếp cận với các khoản vay ưu đãi từ các nhà tài trợ ngày càng giảm do Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, từ kinh nghiệm huy động vốn cho xây dựng và phát triển của một số quốc gia, Việt Nam có thể rút ra một số bài học như sau:

Thứ nhất, mục tiêu ưu tiên do nhà tài trợ đặt ra phải phù hợp với mục tiêu ưu tiên của quốc gia.

Các dự án đầu tư công cộng do các nhà tài trợ tại các quốc gia có cơ chế quản lý tốt, có chính sách lành mạnh (lạm phát thấp, ngân sách bội thu và mở cửa cho thương mại) và các thể chế nhà nước hiệu quả (ít tham nhũng, ít quan liêu trong bộ máy hành chính) thì các dự án có tỷ lệ thành công là cao, tỷ lệ hoàn vốn cao. Tại các quốc gia có hệ thống chính sách và thể chế yếu kém, tỷ lệ này thấp. Thất bại trong sử dụng vốn ODA ở một số nước thuộc khu vực châu Phi là do thực hiện ngân sách khá tùy tiện, thực chi khác rất nhiều so với dự toán và không có mối liên hệ giữa chi thường xuyên và chi đầu tư. Mặt khác, nguồn viện trợ được cung cấp nhiều nhưng các chương trình đầu tư công cộng được quyết định bởi các mục tiêu ưu tiên do nhà tài trợ đặt ra, không phù hợp mục tiêu ưu tiên của quốc gia nên đã hạn chế hiệu quả của dự án.

Thứ hai, đảm bảo tính chủ động trong tiếp nhận, quản lý và sử dụng ODA.

Tính chủ động của bên nhận viện trợ là yếu tố quan trọng có tính quyết định đến thành công của việc thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn ODA; được thể hiện thông qua việc chủ động hoạch định chiến lược chủ động quy hoạch dự án và tiếp cận, phối hợp, điều phối các nhà tài trợ. Thực chất vốn ODA là sự ưu đãi của đối tác nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế dành cho các nước có nền kinh tế kém phát triển hơn, vì thế nước tiếp nhận viện trợ cũng có thể mạnh dạn đề nghị sửa đổi, bổ sung các điều khoản không hợp lý và đi ngược lại lợi ích của quốc gia. Indonesia đã từng phải trả giá cho những hạn chế trong nhận thức về tiếp nhận vốn ODA, từ đó dẫn đến hai xu hướng tiêu cực: Để cho các đối tác nước ngoài

thông qua các dự án ODA áp đặt các điều kiện tiên quyết nhằm gián tiếp hoặc trực tiếp gây ảnh hưởng tới công việc nội bộ của quốc gia; Chấp nhận cả những dự án ODA không có tính khả thi, dẫn đến tăng nợ nước ngoài mà không đem lại lợi ích gì cho đất nước. Đây thực sự là điều đáng phải chú ý vì thực tế ở nước ta hiện nay cũng có lúc, có nơi do yếu kém về nhận thức hoặc do các nguyên nhân khác đã chạy đua “xin” dự án ODA bằng mọi giá.

Thứ ba, thiết kế các dự án sử dụng vốn ODA phù hợp với thực tế quan trọng hơn là số tiền mà dự án được cung cấp.

Số tiền được cung cấp cho dự án OAD không phải là điều quan trọng nhất mà chất lượng và kết quả do dự án đem lại cho người hưởng lợi mới là mục tiêu cần đạt tới. Thực tế cho thấy những vấn đề kỹ thuật phát sinh phần nhiều là do khâu khảo sát, thiết kế thiếu chính xác hoặc có những sai sót trong lắp đặt và khởi công thiết bị, hay công nghệ nhập khẩu không phù hợp. Đôi khi do sự áp đặt của chính nhà tài trợ dẫn đến có nhiều chênh lệch so với yêu cầu thực tế của nước tiếp nhận, đòi hỏi phải điều chỉnh thích hợp thì dự án mới thực hiện được. Chính những trục trặc này làm cho thời gian thực hiện dự án bị kéo dài, và thường kéo theo những chi phí phát sinh, thậm chí tạo ra kẽ hở cho những hành vi tham nhũng, vì thế làm giảm hiệu quả của dự án. Vấn đề này là phổ biến đối với hầu hết các dự án hạ tầng kinh tế...

Thứ tư, xây dựng dự án sử dụng vốn ODA cần được công khai, minh bạch và tuân thủ nghiêm quy trình do Nhà nước, nhà tài trợ vốn quy định.

Dự án ODA có thế mạnh là nguồn vốn dồi dào, khả năng giải ngân nhanh. Chính vì thế các nhà thầu thi công xây lắp tiết giảm được nhiều chi phí trong triển khai hạng mục và tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong đấu thầu. Đồng thời trong quá trình thi công, cần thường xuyên bám nắm công trường, giao ban tại công trường hằng tuần để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của nhà thầu nhằm bảo đảm chất lượng và đẩy nhanh tiến độ dự án. Với quy trình quản lý, đấu thầu và giám sát dự án mang tính khoa học, minh bạch, đúng quy định.

Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu thì viện trợ là mảnh đất màu mỡ của nạn tham nhũng và các biến tướng của nhiều dạng thao túng, biển thủ ngân quỹ. Nạn tham nhũng trở thành một quốc nạn trong bộ máy điều hành đất nước, từ cả những quan chức cao cấp của chính phủ. Trong các công trình sử dụng vốn ODA thì tệ tham nhũng là khá phổ biến và biểu hiện ở nhiều sắc thái khác nhau. Do phải đầu tư có nhiều hạng mục, phức tạp về các thông số kinh tế - kỹ thuật, bao trùm một phạm vi rộng lớn cả về quy mô số lượng lẫn tiêu chuẩn chất lượng, nên việc kiểm tra tài chính dự án là điều không dễ dàng. Ngoài ra, vật liệu, thiết bị phục vụ cho quá trình thực hiện dự án lại có nhiều lựa chọn thay thế. Bởi vậy cơ hội để rút tiền ngân quỹ của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA là không ít và điều đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng dự án. Vì vậy, cần có những công cụ để chủ động trong việc phòng chống tham nhũng, như thực hiện việc thẩm tra quá trình mua sắm, so sánh các gói thầu một cách hệ thống và đánh giá kỹ thuật, chất lượng các công trình...

Thứ sáu, lựa chọn nhà thầu thông qua thực hiện các hình thức đấu thầu cạnh tranh.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn là sai sót trong quá trình chọn lựa các nhà thầu. Đấu thầu cạnh tranh thường chỉ áp dụng cho các công trình có vốn đầu tư lớn (theo quy định của từng nước), song những công trình này lại thường rơi vào các doanh nghiệp nhà nước hay cơ quan thuộc chính phủ. Đó là chưa kể có dấu hiệu liên kết ngầm giữa các nhà thầu trong các cuộc đấu thầu, nên giá bỏ thầu nằm trong khoảng rất hẹp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VÔN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC VÀO NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔN

2.1. Sơ lược về ngành Thông tin và Truyền thông

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức vào ngành thông tin truyền thông (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w