Những vấn đề lý luận chung về vốn hỗ trợ phát triển chính thức

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức vào ngành thông tin truyền thông (Trang 30 - 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.1. Những vấn đề lý luận chung về vốn hỗ trợ phát triển chính thức

1.1.1 Khái niệm vốn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

Lịch sử ra đời của vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được bắt đầu từ sau chiến tranh thế giới thứ II, trong khuôn khổ kế hoạch Marshall nhằm tái thiết lại châu Âu. Sau đại chiến thế giới thứ II, các nước công nghiệp phát triển đã thoả thuận trợ giúp cho các nước đang phát triển dưới dạng viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi. Tiền thân của WB là IBRD đã được thành lập tại Hội nghị về tài chính - tiền tệ vào ngày 01/07/1944 tại Bretton Woods (Mỹ) với mục tiêu chính là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phúc lợi của các nước với tư cách như là một tổ chức trung gian về tài chính, một ngân hàng thực sự với hoạt động chủ yếu hỗ trợ cho vay vốn đầu tư thực hiện các dự án, chương trình sản xuất và thúc đẩy đầu tư tư nhân. Năm 1961, Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Âu được thay thế bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế. Trong khuôn khổ hợp tác phát triển các nước thuộc tổ chức OECD, các Uỷ ban chuyên môn được thành lập nhằm điều phối toàn bộ hoạt động của OECD, trong đó có DAC là một trong những Uỷ ban có nhiệm vụ hỗ trợ và cân đối toàn bộ nguồn viện trợ do các nước thuộc OECD đóng góp tới các nước đang phát triển giúp các nước này phát triển kinh tế một cách vững chắc.

Khái niệm vốn ODA đã được nhiều nhà nghiên cứu làm rõ trong nhiều ấn phẩm, trên các tạp chí kinh tế, báo cáo của nhóm tư vấn, diễn văn họp thường niên của các nhà tài trợ...

Năm 1969, Tổ chức OECD đã đưa ra khái niệm về vốn ODA lần đầu tiên như sau: “Vốn hỗ trợ phát triển chính thức là một giao dịch chính thức được

thiết lập với mục đích chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất là 25%”.

Theo WB (1999),“ODA là vốn bao gồm các khoản viện trợ không hoàn

với mức lãi suất thị trường tài chính quốc tế. Mức ưu đãi của một khoản vay được đo lường bằng yếu tố cho không. Một khoản tài trợ không phải hoàn trả sẽ có yếu tố cho không là 100% (gọi là khoản viện trợ không hoàn lại). Một khoản vay ưu đãi được coi là ODA phải có yếu tố cho không không ít hơn là 25%”.

Đối với Việt Nam, NĐ số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 03 năm 2016 về Quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đã chỉ rõ “Vốn ODA là vốn của nhà tài trợ nước

ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, bao gồm:

a) Vốn ODA viện trợ không hoàn lại là loại vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài;

b) Vốn vay ODA là loại vốn ODA phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài với mức ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có ràng buộc và 25% đối với khoản vay không ràng buộc”.

Có thể thấy rằng có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm vốn ODA tuy nhiên có thể thống nhất ở một số nội dung cơ bản như sau:

- Thứ nhất, hỗ trợ phát triển chính thức là mối quan hệ hợp tác mang tính “hỗ trợ” giữa các quốc gia với nhau nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thông qua con đường “chính thức” giữa cấp Nhà nước với Nhà nước, giữa Nhà nước hoặc Chính phủ với các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia.

- Thứ hai, yếu tố viện trợ không hoàn lại phải đạt ít nhất 25%.

Từ khái quát đó, tác giả có thể đưa ra định nghĩa về vốn hỗ trợ phát triển chính thức như sau: “ Vốn hỗ trợ phát triển chính thức là vốn hỗ trợ của nhà tài

trợ nước ngoài có tính chất viện trợ không hoàn lại hoặc có hoàn lại cho nhà tài trợ nước ngoài với mức ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 25%”.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức vào ngành thông tin truyền thông (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w