6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công cụ điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) gián tiếp (nghiệp vụ thị trường mở, tái chiếu khấu, tái cấp vốn..), đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa CSTT và chính sách tài khóa (CSTK). Kiểm soát toàn bộ các luồng tiền trong nền kinh tế, đặc biệt là các luồng tiền liên quan đến khu vực ngân sách nhà nước và các định chế tài chính phi ngân hàng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và có những chỉ đạo sát sao quá trình triển khai dịch vụ NHBL của các NHTM, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng.
- Xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn của ngành về lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, áp dụng khoa học tiên tiến vào thực tiến Việt Nam, tạo điều kiện cho hệ thống NHTM hội nhập nhanh với quốc tế.
- NHNN cần bổ sung, hoàn thiện các chính sách, cơ chế thúc đẩy phát triển sản phẩm dịch vụ NHBL. Trên cơ sở các bộ luật của Nhà nước, cần xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống các văn bản hướng dẫn về hoạt động NHBL để các NHTM thực hiện.
- Cần hoàn thiện các quy định về hình thức pháp lý, phạm vi hoạt động và loại hình dịch vụ được phép cung cấp của các NHNN tại Việt Nam, cũng như các
quy định liên quan tới quản lý ngoại hối, cải cách hệ thống kế toán ngân hàng phù hợp chuẩn mực kế toán quốc tế và các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt.
- Ban hành cơ chế quản lý dịch vụ ngân hàng, tạo điều kiện phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng hiện đại. NHNN là trung gian đầu mối nghiên cứu xây dựng định hướng chiến lược phát triển công nghệ thông tin ngành ngân hàng, đảm bảo kết nối hệ thống một cách toàn diện, an toàn, chính xác, bảo mật, và hiệu quả.
- NHNN cần đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá hệ thống ngân hàng nhất là nghiệp vụ thanh toán tự động qua ngân hàng, bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Phát triển mạnh các công cụ và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt với doanh nghiệp và dân cư. Đồng thời ban hành các chính sách nhằm khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt như thu phí rút tiền, giảm thuế tiêu thụ đối với các hàng hóa có giá trị lớn, xa xỉ phẩm,... nếu giao dịch qua POS.
- NHNN cần đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá hệ thống ngân hàng nhất là nghiệp vụ thanh toán tự động qua ngân hàng, bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Phát triển mạnh các công cụ và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt với doanh nghiệp và dân cư. Đồng thời ban hành các chính sách nhằm khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt như thu phí rút tiền, giảm thuế tiêu thụ đối với các hàng hóa có giá trị lớn, xa xỉ phẩm,... nếu giao dịch qua POS.
- Nâng cao hiệu quả phạm vi hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC). CIC phải thực sự là Trung tâm cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về tình hình tín dụng của khách hàng. Trung tâm CIC phải có khả năng cho phép khai thác lịch sử tín dụng của khách hàng nói chung và khách hàng cá nhân nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay, thông tin về khách hàng là cá nhân có quan hệ vay vốn với các tổ chức tín dụng hay chưa lại quá sơ sài. Do đó, ngân hàng không thể kiểm soát được tình trạng vay nợ của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng khác. Vì vậy, để đảm bảo tính cập nhật và chính xác của thông tin, NHNN có quy định bắt buộc các ngân hàng thương mại thực hiện chế độ báo cáo chính xác và thường xuyên hơn nữa về tình hình quan hệ tín dụng của tất cả các đối tượng khách hàng. Mặt khác, trung tâm này cần phải đa dạng hoá các nguồn thông tin, lấy thông tin từ
các nguồn như từ mạng Internet, từ sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng, từ bạn hàng của khách hàng, các đối tác làm ăn, các công ty kiểm toán, công ty tư vấn….Thông tin thu thập được cần phải phân loại, sắp xếp, phân tích trước khi đưa vào hệ thống lưu trữ, nhằm minh bạch hoá thông tin khách hàng với các tổ chức tín dụng, nhằm chấm dứt các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, che dấu thông tin khách hàng, đảm bảo giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất cho các tổ chức tín dụng.