Tổ chức bộ máy quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN lý CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN TRONG LĨNH vực CHĂN NUÔI tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH hà NAM (Trang 54 - 58)

chăn nuôi

Bộ máy quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi bao bao gồm:

Ban Giám Đốc Chi nhánh là cấp có thẩm quyền quyết định cho vay dựa trên những đề xuất của phòng tín dụng với khách hàng hộ sản xuất và cá nhân đối với từng phƣơng án cho vay lĩnh vực chăn nuôi cụ thể. Các chi nhánh cấp dƣới và phòng giao dịch trực thuộc đƣợc quyền phê duyệt các khoản vay trong hạn mức tín dụng mà Hội sở quy định. Đồng thời, Ban giám đốc có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi; tổ chức phân công chức năng, nhiệm vụ, thực hiện phê duyệt quyết định bổ nhiệm, tuyển dụng, sắp xếp công việc, khen thƣởng, kỷ luật,... với nhân sự trong bộ máy thực hiện cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi và giám sát cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi.

Hình 2.5: Tình hình bộ máy cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi của Agribank Hà Nam

Nguồn: Tác giả mô hình hóa

Ban giám đốc Phòng KH hộ sản xuất và cá nhân Chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc Phòng Kiểm tra,

kiểm soát nội bộ

Các phòng ban khác Cán bộ quan hệ khách hàng Cán bộ tín dụng

Phòng KH hộ sản xuất và cá nhân chịu trách nhiệm lập kế hoạch cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi hằng năm để trình Ban giám đốc phê duyệt; trực tiếp tổ chức thực hiện cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi, tham mƣu để Ban giám đốc quyết định thực hiện các biện pháp cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi, giám sát tuân thủ quy trình cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi của nhân viên,....

Cán bộ quan hệ khách hàng của Phòng KH hộ sản xuất và cá nhân và Bộ phận quan hệ khách hàng của các chi nhánh trực thuộc và Phòng Giao dịch: tìm kiếm, chào bán, giới thiệu sản phẩm cho vay tới khách hàng cá nhân, thực hiện hỗ trợ khách hàng lập hồ sơ vay vốn, thực hiện giải ngân, quản lý khoản vay, theo dõi, nhắc nợ, chăm sóc khách hàng trong lĩnh vực chăn nuôi,...

Cán bộ thẩm định thực hiện thẩm định hồ sơ vay vốn đồng thời lập tờ trình thẩm định cho Trƣởng phòng ký duyệt và trình Ban giám đốc phê duyệt tín dụng theo phân cấp. Thực hiện phối hợp với cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện các công việc khác trong quy trình cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi.

Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ thực hiện kiểm tra, giám sát tuân thủ trong hoạt động cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi.

Các phòng ban khác có trách nhiệm phối hợp trong thực hiện cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi. Phòng Kế toán thực hiện hạch toán, tính toán các khoản nợ vay,... Phòng Tổng hợp thực hiện quản lý về nhân sự nhƣ chế độ đãi ngộ, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo với nhân sự trong bộ máy thực hiện cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi, bố trí về cơ sở vật chất trong thực hiện cho vay. Phòng dịch vụ marketing thực hiện các hoạt động truyền thông, quảng cáo trong cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi.

Đánh giá số lƣợng nhân sự trong bộ máy cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi của Agribank Hà Nam những năm qua có biến động không nhiều. Chỉ có năm 2019, Chi nhánh tuyển dụng thêm 2 nhân sự quan hệ khách hàng thuộc Phòng Khách hàng hộ sản xuất và cá nhân. Nhìn chung, số lƣợng nhân sự trong bộ máy cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi của Agribank Hà Nam cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc với địa bàn rộng, số lƣợng khách hàng lớn nhƣng quy mô khoản vay nhỏ.

Về chất lƣợng nhân sự trong bộ máy cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi của Agribank Hà Nam những năm qua cũng có sự cải thiện, biểu hiện là tỷ trọng nhân sự có trình độ đào tạo sau đại học tăng lên. Tuy nhiên, trình độ nhân sự còn chƣa đồng đều giữa các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc.

Về độ tuổi, nhân sự trong bộ máy cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi của Agribank Hà Nam hầu hết thuộc nhóm từ 30 tuổi trở lên, số nhân sự có độ tuổi dƣới 30 không nhiều. Mặc dù, nhân sự trên 30 tuổi đã có kinh nghiệm trong thực hiện nghiệp vụ nhƣng Chi nhánh còn tồn tại nhiều cán bộ đã lớn tuổi, ngại học tập kiến thức mới, ứng dụng công nghệ trong cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi.

Bảng 2.3: Tình hình nhân sự trong bộ máy cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi của Agribank Hà Nam

đvt: ngƣời Năm 2018 2019 2020 Số lƣợng Tỷ trọng Số lƣợng Tỷ trọng Số lƣợng Tỷ trọng 1. Tổng nhân sự trong bộ máy 41 100% 43 100% 43 100% 2. Phân theo trình độ đào tạo

2.1 Sau đại học 8 19,5% 10 23,3% 11 25,6%

2.2 Đại học 31 75,6% 31 72,1% 30 69,8%

2.3 Cao đẳng 2 4,9% 2 4,7% 2 4,7%

3. Phân theo độ tuổi

3.1 Trên 40 tuổi 18 43,9% 18 41,9% 19 44,2% 3.2 Từ 30 tới 40 tuổi 15 36,6% 16 37,2% 17 39,5%

3.3 Dƣới 30 tuổi 8 19,5% 9 20,9% 7 16,3%

4. Phân theo ngành đào tạo 4.1 Đúng chuyên ngành đào tạo 39 95,1% 41 95,3% 41 95,3%

4.2 Đào tạo lại 2 4,9% 2 4,7% 2 4,7%

Về chuyên ngành đào tạo, chủ yếu cán bộ, nhân sự trong bộ máy cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi đã đƣợc phân công đúng chuyên ngành. Tuy nhiên, vẫn có số ít phải đào tạo lại, tập trung vào nhóm lao động gián tiếp hỗ trợ, không liên quan tới quản lý và thực hiện nghiệp vụ.

Việc tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ nhân sự thuộc bộ máy cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi của Chi nhánh bƣớc đầu cũng đƣợc quan tâm thực hiện.

Bảng 2.4: Kết quả đào tạo, tập huấn cho nhân viên cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh

Nội dung đào tạo

2018 2019 2020 Số buổi Lƣợt ngƣời Số buổi Lƣợt ngƣời Số buổi Lƣợt ngƣời

1. Đào tạo nhân viên mới 0 0 1 2 0 0

2. Nghiệp vụ ngân hàn, quy

định mới của Hội sở 3 20 2 10 1 18

- Nguồn vốn 0 0 1 5 0 0 - Tín dụng 2 15 0 0 1 18 - Thẩm định khách hàng cá nhân 1 5 1 5 0 0 3. Các kiến thức, kỹ năng khác 3 45 2 24 1 6 - Quản lý 1 5 1 5 1 6 - Tiếng anh 0 0 1 19 0 0 - Giao tiếp, bán hàng 2 40 0 0 0 0

(Agribank Chi nhánh Hà Nam )

Tại Chi nhánh cũng đã có sự quan tâm nhất định trong việc đào tạo, tập huấn chuyên môn và kỹ năng cho các nhân viên quan hệ khách hàng và nhân viên thẩm định tín dụng. Chi nhánh đã thực hiện tổ chức 2 khóa tự đào tạo về kỹ năng giao tiếp, bán hàng cho cán bộ quan hệ khách hàng. Đồng thời, cử cán bộ quản lý, nhân viên thẩm định tín dụng và quan hệ khách hàng tham gia các khóa đào tạo tập trung của Hội sở.

Tuy nhiên, năm 2020, do ảnh hƣởng của dịch covid19 nên số khóa đào tạo và số lƣợt đào tạo giảm mạnh. Đồng thời, các khóa tự đào tạo chƣa nhiều, chủ yếu phụ thuộc vào chƣơng trình đào tạo của Hội sở. Chi nhánh cũng chƣa có chính sách hỗ trợ cụ thể cho cán bộ, nhân viên tự đào tạo.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN lý CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN TRONG LĨNH vực CHĂN NUÔI tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH hà NAM (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)