Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện cho vay khách hàng cá nhân trong

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN lý CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN TRONG LĨNH vực CHĂN NUÔI tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH hà NAM (Trang 83 - 86)

cũng cần phải đƣợc Chi nhánh xác lập cụ thể, đầy đủ các nội dung.

Bảng 3.1: Mục tiêu cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi của Agribank Hà Nam tới năm 2025

Chỉ tiêu 2022 2023 2024 2025

Số lƣợt khách hàng cá nhân vay vốn 1980 2198 2440 2708

Dƣ nợ cho vay 233,2 291,5 384,8 519,5

Tỷ lệ nợ xấu Dƣới 1% Dƣới 1% Dƣới 1% Dƣới 1%

Chất lƣợng dịch vụ cho vay 4/5 trong thang điểm hài lòng của khách hàng vay vốn

Lĩnh vực cho vay ƣu tiên

chăn nuôi trang trại, tập trung, ứng dụng công nghệ cao và bảo đảm môi trƣờng, liên

kết chuỗi sản xuất khép kín

Nguồn: Tác giả đề xuất

3.2.3. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi lĩnh vực chăn nuôi

*Đẩy mạnh truyền thông cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi

Để sản phẩm tín dụng KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi đƣợc nhiều khách hàng biết đến, Chi nhánh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung, cho vay KHCN nói riêng đến với khách hàng nhiều

hơn. Hình thức quảng cáo cần bắt mắt, ngắn gọn, dễ hiểu, nội dung đi sâu vào tiềm thức của mỗi ngƣời dân. Nội dung quảng cáo cần đƣợc thực hiện trên nhiều kênh thông tin khác nhau, phù hợp với phong tục tập quán của các vùng, miền và phù hợp với nhiều đối tƣợng khác nhau nhƣ trí thức, công nhân, nông dân, doanh nhân; đa dạng hóa các kênh quảng cáo nhƣ: báo nói, báo hình, Internet, tờ rơi...

Ngân hàng có thể quảng cáo cho các sản phẩm cho vay KHCN thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: báo, đài phát thanh, truyền hình, hay tờ rơi,... Nội dung quảng cáo không chỉ đi sâu vào mô tả sản phẩm, lợi ích mà khách hàng thu đƣợc từ việc sử dụng sản phẩm mà còn phải tập trung phổ biến kinh nghiệm sử dụng sản phẩm tới khách hàng, làm sao để khách hàng mong muốn khám phá và trải nghiệm những tiện ích mà sản phẩm cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi của ngân hàng mang lại.

Ngoài ra, ngân hàng nên tổ chức các diễn đàn, cuộc thảo luận giới thiệu về sản phẩm và những tiện ích khách hàng đƣợc hƣởng khi sử dụng sản phẩm cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi.

Bên cạnh đó, ngân hàng cần tăng cƣờng tiếp thị đến khách hàng tiềm năng, thƣờng xuyên gửi thông tin về ngân hàng cho khách hàng biết, gửi thiệp chúc mừng tới khách hàng khi có dịp. Dù có thể trong thời gian đầu, khách hàng chƣa về với chúng ta, nhƣng khách hàng sẽ có tình cảm với Chi nhánh, đến một thời điểm thuận lợi nào đó họ sẽ về với chúng ta và lôi kéo thêm những khách hàng khác.

Phát triển năng lực tiếp thị của nhân viên. Không có một phƣơng tiện nào quảng bá cho thƣơng hiệu và sản phẩm bằng chính khách hàng và nhân viên của thƣơng hiệu đó. Muốn nhân viên phát huy đƣợc hết khả năng tiếp thị của họ thì phải làm sao cho họ biết thật rõ và hiểu thật rõ về ngân hàng và các sản phẩm của ngân hàng.

Hiện tại Chi nhánh thực hiện quảng bá sản phẩm và hình ảnh của ngân hàng chủ yếu qua báo, tạp chí chuyên ngành và trang Website của ngân hàng. Thực tế cho thấy số ngƣời có thói quen đọc báo chiếm tỷ lệ nhỏ, đặc biệt là các tạp chí chuyên ngành Ngân hàng - Tài chính thì phần đông chỉ những ngƣời trong ngành và các nhà kinh tế, các nhà đầu tƣ mới nghiên cứu. Còn đối tƣợng của cho vay KHCN

là cá nhân và hộ gia đình thì rất ít đọc các tạp trí này do đó hiệu quả của việc quảng bá là chƣa cao. Để tăng hiệu quả của việc quảng bá sản sản phẩm và hình ảnh của ngân hàng nói chung và sản phẩm cho vay KHCN nói riêng, Chi nhánh nên lựa chọn các kênh quảng cáo sau:

Quảng cáo trên sóng radio và truyền hình. Hiện nay nhiều NHTM ở nƣớc ta đã thực hiện quảng bá trên những kênh này. Đây là những kênh thông tin mang tính đại chúng cao. Một lời nói, một hình ảnh có thể đến đƣợc với hàng triệu ngƣời nghe, ngƣời xem. Mặc dù chi phí bỏ ra khi quảng cáo trên các phƣơng tiện này là lớn hơn so với sách báo rất nhiều song hiệu quả mà nó đạt đƣợc sẽ cao hơn rất nhiều.

Tăng cƣờng hợp tác với các đơn vị bên ngoài để đƣa thông tin trực tiếp đến ngƣời dân: hợp tác với các hãng taxi để tờ rơi về sản phẩm trên các xe taxi, hợp tác với các siêu thị để các tờ rơi sản phẩm tại các quầy thanh toán tiền…

Tăng cƣờng độ tiếp cận các thông tin về sản phẩm cho vay KHCN đối với các khách hàng hiện hữu: gửi thƣ / nhắn tin thông báo khách hàng khi có sản phẩm mới hay có những thay đổi mới của sản phẩm, trang bị các màn hình TV tại các sảnh giao dịch của Chi nhánh và các phòng giao dịch để phát các đoạn quảng cáo sản phẩm...

* Tăng cường công tác phối hợp trong cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi

Chi nhánh cần tích cực phối hợp với địa phƣơng thực hiện tốt công tác cho các hộ gia đình, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đƣợc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nhà nƣớc để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động chăn nuôi nói riêng. Các ủy ban nhân dân huyện, xã, các Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên,... là những tổ chức cần đƣợc chú trọng tăng cƣờng phối hợp để dẫn vốn tới cho ngƣời vay vốn.

Chi nhánh cũng cần bám sát các nghị quyết phát triển vật nuôi của Hội đồng nhân dân tỉnh, ƣu tiên vốn vay cho các KHCN trong lĩnh vực này. Quan điểm của Agribank Chi nhánh tỉnh, ngân hàng căn cứ năng lực thực tế của các hộ sản xuất,

kinh doanh để hỗ trợ vốn với những ƣu đãi tối đa. Đồng thời, Chi nhánh cần phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng đánh giá hiệu quả vốn vay và thu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN lý CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN TRONG LĨNH vực CHĂN NUÔI tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH hà NAM (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)