Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN lý CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN TRONG LĨNH vực CHĂN NUÔI tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH hà NAM (Trang 74 - 78)

(i) Nguyên nhân chủ quan

- Về bộ máy quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi còn hạn chế về chất lƣợng nhân sự, chƣa đảm bảo chất lƣợng đồng đều giữa các đơn vị. Công tác đào tạo của Chi nhánh chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn. Các khóa đào tạo còn ít, hình thức chƣa phong phú, chính sách khuyến khích nhân sự tự đào tạo chƣa có. Hầu nhƣ các khóa đào tạo trong các các năm qua đều thực hiện theo chƣơng trình của Hội sở, các khóa tự đào tạo của Chi nhánh còn hầu nhƣ chƣa có. Các hình thức đào tạo có hiệu quả nhƣ hội thảo, họp chuyên môn, đào tạo trực tuyến còn chƣa đƣợc triển khai.

Chi nhánh cũng chƣa có chính sách hỗ trợ rõ ràng cho các nhân viên tự thực hiện đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.

- Trình độ điều hành quản lý:

Cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi tại Chi nhánh chƣa đƣợc cấp quản lý của Chi nhánh thực sự quan tâm và chú trọng đúng mức. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều đánh giá cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi tại Chi nhánh chƣa đƣợc cấp quản lý của Chi nhánh thực sự quan tâm và chú trọng là một thị trƣờng đầy tiềm năng nhƣng chƣa đƣợc chú trọng khai thác. Điều này xuất phát từ đặc điểm của những khoản cho vay KHCN là quy mô mỗi hợp đồng nhỏ, dẫn đến chi phí tổ chức cho vay cao, chất lƣợng thông tin của khách hàng thƣờng không cao gây khó khăn cho quá trình thẩm định...

Hơn nữa lãnh đạo cũng chƣa đƣa ra nhiều các phƣơng án tổ chức triển khai cho vay khách hàng cá nhân hiệu quả trong quá trình lập kế hoạch cho thấy trình độ điều hành quản lý vẫn còn hạn chế.

Chính vì vậy, cán bộ quản lý của Chi nhánh cũng chƣa chú trọng công tác phối hợp bên ngoài đơn vị để phát triển cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi. Ngoài ra, trong điều hành, cán bộ quản lý chủ yếu phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch về dƣ nợ, chƣa quan tâm tới tiêu chí chất lƣợng cho vay để khuyến khích cán bộ, nhân viên thực hiện giám sát cho vay thƣờng xuyên, hỗ trợ khách hàng vay vốn kịp thời.

- Trình độ cán bộ nhân viên:

Công tác quản lý cán bộ của ngân hàng về kỹ năng bản hàng đã đƣợc triển khai nhƣng chƣa triển khai triệt để. Việc sát sao khách hàng vẫn còn những điểm cần cải thiện. Đội ngũ trẻ, nhiệt huyết có trách nhiệm, tuy nhiên kinh nghiệm xử lý những nghiệp vụ khó còn chƣa nhanh nhạy, đôi khi cũng chƣa nắm bắt đƣợc tâm lý khách hàng.

- Mức độ áp dụng công nghệ

Công nghệ ngân hàng tại Chi nhánh còn hạn chế, cơ sở dữ liệu thông tin về khách hàng cá nhân chƣa nhiều. Không chỉ riêng tại Chi nhánh mà ngay cả phần lớn

các NHTM trong nƣớc, việc ứng dụng công nghệ trong quản lý cho vay nói chung và cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi tại Chi nhánh chƣa đƣợc cấp quản lý của Chi nhánh thực sự quan tâm và chú trọng nói riêng còn nhiều hạn chế.

Những năm qua, Chi nhánh cũng chƣa vận dụng công nghệ tiên tiến vào truyền thông cho hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi. Chi nhánh sử dụng hình thức truyền thông trực tuyến còn ít, chỉ có hai bài đăng trên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh Hà Nam mà chƣa sử dụng các công cụ khác mặc d quảng cáo, truyền thông trực tuyến có chi phí thấp.

(ii) Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân từ phía Hội sở Agribank: Do Chi nhánh là Chi nhánh phụ thuộc Hội sở nên nhiều chính sách, biên độ lãi suất quy định hay quy trình mà Chi nhánh không có quyền quyết định mà do Hội sở quyết định, chính vì thế mà nhiều trƣờng hợp cho vay khách hàng cá nhân, Chi nhánh bị thụ động và phải đợi ý kiến từ Hội sở Agribank phê duyệt

Hệ thống pháp lý: vẫn trong giai đoạn hoàn thiện nhiều về cả định tính lẫn định lƣợng ph hợp sự phát triển nền kinh tế. Các văn bản pháp luật về hoạt đồng ngân hàng phải đƣợc xây dựng dựa trên cơ cở các giao dịch về giấy tờ và nghiệp vụ.

Môi trường vĩ mô: Nền kinh tế đang trong giai đoạn qua, đặc biệt là năm 2020 gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid19. Tình hình mậu dịch, xuất nhập khẩu ngành chăn nuôi cũng ảnh hƣởng lớn.

Sự cạnh tranh trong ngành: Các ngân hàng thƣơng mại luôn cạnh tranh quyết liệt trong hoạt động tín dụng và huy động vốn trong đó những ngân hàng với quy mô lớn và có thƣơng hiệu đạt đƣợc những lợi thế trong việc thiết lập giá và thu hút khách hàng. Hiện tại các ngân hàng đều mạnh về công nghệ thanh toán và quản lý, cũng nhƣ nâng cao tính bảo mật và an toàn giao dịch.

Khách hàng: Nhiều khách hàng có ý thức kém, gian dối trong việc kê khai thông tin chính vì vậy cũng ảnh hƣởng xấu đến quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi. Đồng thời, trình độ quản lý tiền vay của KHCN chƣa cao,….

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Trƣớc tiên, chƣơng 2 của luận văn đã giới thiếu sơ lƣợc về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Hà Nam, kết quả hoạt động kinh doanh trong các năm gần đây và kết quả cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi của Chi nhánh.

Chƣơng 2 đi sâu đánh giá thực trạng quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Hà Nam từ 2018 – 2020. Từ đó, luận văn rút ra những thành công và hạn chế trong quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi của Chi nhánh. Đây là căn cứ quan trọng để luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác này trong chƣơng 3.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHO VAY KHÁCH HÀNG

CÁ NHÂN TRONG LĨNH VỰC CHĂN NUÔI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT

NAM – CHI NHÁNH TỈNH HÀ NAM

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN lý CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN TRONG LĨNH vực CHĂN NUÔI tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH hà NAM (Trang 74 - 78)