Khái quát hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN lý CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN TRONG LĨNH vực CHĂN NUÔI tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH hà NAM (Trang 45 - 51)

Nam giai đoạn 2018-2020

2.1.3.1. Hoạt động huy động

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018-2020

(Đvt: tỷ đồng)

Năm 2018 2019 2020

Nguồn vốn huy động 6.062 7.022 8.584

1. Phân theo đối tƣợng khách hàng

Khách hàng cá nhân 3.589 3.987 5.278 Khách hàng tổ chức 2.473 3.035 3.306 2. Phân the kỳ hạn Không kỳ hạn 104 135 124 Ngắn hạn 3.076 3.914 4.257 Trung và dài hạn 2.882 2.973 4.203

(Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn Agribank chi nhánh tỉnh Hà Nam)

Huy động vốn tăng trƣởng mạnh liên tục, tính đến ngày hết năm 2020, tổng số tiền huy động đƣợc trên toàn tỉnh Hà Nam đạt 8.584 tỷ đồng.

Gần đây, thị trƣờng Ngân hàng tại địa bàn Hà Nam có nhiều diễn biến phức tạp khi các Ngân hàng đối thủ đã có nhiều nỗ lực nhằm thu hút khách hàng gửi tiền. Nhƣng bằng nhiều chƣơng trình ƣu đãi khác nhau, Agribank nỗ lực cạnh tranh và giành lại thị phần. Agribank đã duy trì chính sách lãi suất cạnh tranh và không ngừng chủ động xây dựng các sản phẩm phù hợp, các chƣơng trình kích thích trọng điểm cho từng phân khúc khách hàng với lãi suất linh động; phát huy lợi thế thƣơng hiệu và mạng lƣới rộng khắp. Đồng thời với cơ chế khuyến khích nội bộ, tăng cƣờng lực lƣợng bán hàng và kỹ năng chăm sóc khách hàng, Agribank chi nhánh tỉnh Hà Nam đã gia tăng quy mô huy động ở các đơn vị với tốc độ tăng trƣởng ổn định. Do đó, thời gian qua, tình hình nguồn vốn huy động của Chi nhánh liên tục

gia tăn, ngay cả trong năm 2020, khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid19.

Do định hình phân khúc khách hàng chính là khách hàng cá nhân nên huy động khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng quy mô huy động và có xu hƣớng tăng lên trong năm 2020 do các doanh nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn. Điều này đảm bảo đƣợc sự ổn định về nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng đầu tƣ tín dụng, cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.

Trong cơ cấu tiền gửi thì tiền gửi trung và dài hạn, tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể. Trong năm 2020, do tình hình dịch bệnh khó khăn, tiền gửi trung và dài hạn có xu hƣớng tăng lên. Nhƣ vậy, có thể thấy Agribank chi nhánh tỉnh Hà Nam đang có lƣợng tiền gửi tiết kiệm dài hạn khá lớn, thể hiện uy tín và các chính sách ƣu đãi, chăm sóc khách hàng hiện hữu rất tốt. Điều đó không chỉ tạo nguồn lợi nhuận ổn định mà còn là cơ sở vững chắc để hoạt động tín dụng phát triển.

Trong mảng huy động tiền gửi, để tạo ra nhiều lợi nhuận, Agribank chi nhánh tỉnh Hà Nam đã xây dựng chính sách nhằm gia tăng tỷ lệ nguồn vốn từ tiền gửi không kỳ hạn nhƣ: đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp, công ty, đơn vị hành chính sự nghiệp để mở tài khoản thanh toán, tài khoản trả lƣơng, tài khoản liên kết thanh toán tiền điện, nƣớc, internet, điện thoại…tăng cƣờng ƣu đãi mở tài khoản thanh toán đặc biệt cho cá nhân, tài khoản thƣơng gia.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Bảng 2.2: Tình hình tổng dƣ nợ cho vay của Agribank tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018-2020

(Đvt: tỷ đồng)

Năm 2018 2019 2020

Tổng dƣ nợ 6.044 6.656 6.949

Năm 2018, Agribank Hà Nam đã chủ động tăng trƣởng dƣ nợ bứt phá nhằm hƣớng đến mục tiêu tài trợ vốn cho cả khu vực thành thị và nông thôn trên đại bàn. Chính vì vậy, dƣ nợ đã tăng lên mức 6.044 tỷ đồng so với năm 2017, tăng thêm 10,24%. Dƣ nợ cho vay khách hàng cả năm 2019 đạt 6.656 tỷ đồng. Ngay cả năm 2020, các doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn nhƣng dƣ nợ của Chi nhánh vẫn tiếp tục tăng trƣởng, đạt mức 6.949 tỷ đồng. Mặc dù tốc độ tăng trƣởng chậm lại nhƣng đây vẫn là tín hiệu khả quan trong bối cảnh khó khăn.

Với định hƣớng mục tiêu chủ đạo là khách hàng cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh cùng với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Agribank tỉnh Hà Nam đã đƣa ra chƣơng trình ƣu đãi nhằm hỗ trợ khách hàng, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Cho vay KHCN và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ.

2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Đến hết năm 2020, chênh lệch thu - chi đạt 145,3 tỷ đồng, hệ số tiền lƣơng đạt 1,85 (đạt 91,4% kế hoạch NHNo Việt Nam giao năm); tuy nhiên kết quả này chƣa phản ánh đúng thực trạng kết quả tài chính vì toàn tỉnh chƣa thực hiện việc trích lập dự phòng của các khoản nợ đã mua lại của VAMC (57 tỷ đồng) và trích lập dự phòng thông thƣờng của quý III năm 2019 (25 tỷ đồng).

Agribank tỉnh Hà Nam đã hoàn thành vƣợt mức kế hoạch đƣợc giao trong năm 2020 với tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động đƣợc duy trì ổn định tại các đơn vị.

Trong năm 2020, chi nhánh gặp khó khăn trong hoạt động tăng trƣởng tín dụng. Nguyên nhân là do tình hình dịch bệnh.

Mặc dù vậy, chất lƣợng tín dụng của Chi nhánh luôn đƣợc đảm bảo, chi nhánh kiểm soát đƣợc nợ xấu, duy trì tỷ lệ nợ xấu 1,5%-1,6%/ tổng dƣ nợ. Chủ động chia sẻ, tháo gỡ đối với khách hàng vay vốn gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.1.3.4 Kết quả cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi

cho vay KHCN đã có tác động mạnh mẽ đến số lƣợng khách hàng tại Agribank Hà Nam. Do đó, số lƣợng khách hàng cá nhân cũng nhƣ dƣ nợ cho vay trong lĩnh vực chăn nuôi của Chi nhánh có sự gia tăng nhất định. Thời gian qua, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trên cả nƣớc nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Hà Nam nói riêng luôn tạo điều kiện cho các KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi vay vốn, góp phân xây dựng ngành nông nghiệp bền vững.

đvt: lƣợt

Hình 2.2: Số lƣợt khách hàng cá nhân vay vốn trong lĩnh vực chăn nuôi tại Agribank Hà Nam

Nguồn: Agribank Hà Nam Số lƣợt khách hàng cá nhân vay vốn trong lĩnh vực chăn nuôi tại Agribank Hà Nam vay vốn đã liên tục tăng từng 1.565 lƣợt năm 2018 lên 1.657 lƣợt năm 2019 và 1.768 lƣợt năm 2020.

Nhờ số lƣợt KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi ngày càng tăng nên dƣ nợ cho vay trong lĩnh vực chăn nuôi của Chi nhánh cũng gia tăng.

Dƣ nợ cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi năm 2018 đạt mức 194 tỷ đồng thì tới năm 2019 đã tăng lên 254 tỷ đồng, tăng trƣởng với tốc độ khá là 30,69%. Trong năm 2020, d nền kinh tế gặp những khó khăn nhất định nhƣng dƣ

nợ cho vay KHCN lĩnh vực chăn nuôi vẫn tăng lên mức 289 tỷ đồng, tăng trƣởng với tốc độ 13,78%.

Ðể chuyển dần chăn nuôi trong nông hộ sang chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, chăn nuôi trang trại, tập trung, ứng dụng công nghệ cao và bảo đảm môi trƣờng, những năm qua các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hà nam có nhu cầu vay vốn khá lớn.

đvt: tỷ đồng

Hình 2.3: Tình hình dƣ nợ khách hàng cá nhân vay vốn trong lĩnh vực chăn nuôi tại Agribank Hà Nam

Nguồn: Agribank Hà Nam Mặc d dƣ nợ khách hàng cá nhân vay vốn trong lĩnh vực chăn nuôi tại Agribank Hà Nam liên tục gia tăng nhƣng tỷ trọng dƣ nợ khách hàng cá nhân vay vốn trong lĩnh vực chăn nuôi trong cho vay KHCN còn thấp. Tỷ trọng dƣ nợ cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi năm 2018 ở mức 5,17%, năm 2019 là 6,28%và năm 2020 là 6,29%. Hà Nam là một trong những địa phƣơng có nhiều mô hình trồng rau, củ quả hữu cơ với công nghệ tiên tiến của nƣớc ngoài. Nhiều sản phẩm nông nghiệp nhƣ: rau, khoai lang, đậu bắp, cà chua, súp lơ… đã đƣợc ngƣời tiêu dung biết đến với tên gọi “thực phẩm sạch”. Tuy nhiên lại có ít lợi thế về chăn nuôi

nên khách hàng vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn thƣờng tập trung cho trồng trọt hơn là chăn nuôi dẫn đến tỷ trọng dƣ nợ lĩnh vực chăn nuôi thấp hơn.

đvt: tỷ đồng

Hình 2.4: Tình hình nợ xấu khách hàng cá nhân vay vốn trong lĩnh vực chăn nuôi tại Agribank Hà Nam

Nguồn: Agribank Hà Nam Tỷ lệ nợ xấu khách hàng cá nhân vay vốn trong lĩnh vực chăn nuôi tại Agribank Hà Nam những năm qua đều ở mức thấp. Năm 2018 là 1,15%, năm 2019 là 1,65% và năm 2020 là 1,12%. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu ở mức kiểm soát nhƣng nợ xấu có xu hƣớng tăng, đặc biệt trong năm 2019 do tác động của dịch bệnh lợn tả Châu Phi cho thấy Chi nhánh cần phải quản lý tốt hoạt động cho vay này.

Nhìn chung, Hà Nam cũng có những bƣớc phát triển ngành chăn nuôi nhất định trong các năm gần đây. Ðến nay, tổng đàn lợn của tỉnh Hà Nam đạt hơn 355 nghìn con. Nhiều doanh nghiệp lớn đã đầu tƣ, hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ với hình thức, cách thức khác nhau, nhƣ mô hình liên kết theo hình thức gia công của Công ty cổ phần chăn nuôi CP; Dabaco Hà Nam. Ngành thủy sản cũng có những bƣớc tiến. Tuy nhiên, dƣ nợ cho vay KHCN ngành chăn nuôi của

Agribank Hà Nam vẫn còn hạn chế, chƣa thực sự xứng với tiềm năng và vị thế của một NHTM hàng đầu trong lĩnh vực tam nông.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN lý CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN TRONG LĨNH vực CHĂN NUÔI tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH hà NAM (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)