Vì con ngƣời là trung tâm, là nguồn lực của mọi nguồn lực nên trong bất kì lĩnh vực nào, con ngƣời bao giờ cũng là yếu tố quyết định đặc biệt là trong môi
trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt nhƣ hiện nay. Chính vì thế, việc phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao là yêu cầu sống còn của mọi ngân hàng. Sự phát triển của ngân hàng bắt nguồn từ năng lực quản lý điều hành và nguồn nhân lực của ngân hàng
Trong nhiều năm qua, Chi nhánh đã quan tâm đến chất lƣợng nguồn nhân lực nên Chi nhánh đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định trong cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi. Tuy nhiên, cũng chính những yếu kém của một số cán bộ tín dụng mà cho vay KHCN vẫn chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng. Chính vì vậy muốn phát triển hơn nữa cho vay KHCN thì Chi nhánh phải thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ, có chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và nhiệt tình phục vụ khách hàng.
Để có đƣợc đội ngũ cán bộ nhân viên nhƣ vậy, Chi nhánh phải có chính sách tuyển dụng, sử dụng và đào tạo nhân viên ph hợp. Ngay từ khâu tuyển dụng, Chi nhánh phải xây dựng quy trình và tiêu chí tuyển dụng và thực hiện một cách nghiêm túc. Trong quá trình sử dụng lao động, Chi nhánh phải bố trí công việc ph hợp với trình độ chuyên môn, sở trƣờng, sở đoản của từng ngƣời lao động để nhằm phát huy tối đa khả năng làm việc của họ. Mặt khác Chi nhánh phải có những chiến lƣợc và kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn định kì. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng nên có cơ chế giám sát, động viên, khuyến khích, khen thƣởng, duy trì thực hiện thƣờng xuyên trong toàn hệ thống. Từ đó khuyến khích tinh thần phấn đấu sáng tạo của nhân viên.
Đối với những cán bộ quản lý, cán bộ hoạch định chính sách cần phải có năng lực về quản trị doanh nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết về văn hoá, xã hội, có khả năng nắm bắt đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động ngân hàng. Do đó, Chi nhánh cần có chƣơng trình đào tạo hiện đại do các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực ngân hàng giảng dạy, kết hợp với việc tham quan mô hình hoạt động tại các nƣớc có hệ thống ngân hàng phát triển và có khả năng áp dụng đối với Chi nhánh mình. Ngoài ra, chi nhánh cũng nên chú
trọng việc đào tạo kĩ năng mềm, kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý cấp trung và cấp cao nhằm đạt đƣợc sự đột phá về tƣ duy và kỹ năng quản lý theo cơ chế thị trƣờng, tạo tiền đề cho việc triển khai các kế hoạch cải tổ, cải cách, và chấp nhận sự thay đổi ở các cấp điều hành và cấp thực hiện.
Đối với những cán bộ mà thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng, họ chính là hình ảnh của Chi nhánh. Vì thế ngoài việc phải hiểu rõ những đặc tính của sản phẩm, nắm vững về chuyên môn nghiệp vụ thì những cán bộ này còn phải chú trọng hơn nữa nâng cao kỹ năng giao tiếp cho nhân viên giao dịch với khách hàng. Có nhƣ vậy mới thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ cho vay tiêu d ng. Trong giao tiếp và cung ứng dịch vụ cho khách hàng, cán bộ của Chi nhánh cần có thái độ tận tình, chu đáo, phục vụ văn minh và lịch sự, “khách hàng là thƣợng đế” phải đƣợc Chi nhánh quán triệt đến từng cán bộ, nhân viên.
Trong bộ máy quản lý, để việc thẩm định, đánh giá đƣợc chính xác hơn, Agribank Hà Nam cần thành lập bộ phận tƣ vấn thông tin tín dụng.
Nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận này là:
- Thu thập và lƣu giữ thông tin về các khách hàng vay vốn: tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản hiện có, quá trình quan hệ ngân hàng,…
- Thu thập và phân tích các yếu tố vĩ mô và vi mô tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Tƣ vấn pháp luật, công nghệ, kỹ thuật cho bộ phận tín dụng.
Nhân viên bộ phận này phải là những ngƣời có năng lực, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng phân tích những biến động của thị trƣờng. Những thông tin do bộ phận này cung cấp, kết hợp với những thông tin cán bộ tín dụng thu nhập đƣợc sẽ giúp nâng cao tính chính xác của quá trình thẩm định, góp phần nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng.