6. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Các yếu tố bên ngoài
- Các yếu tố xuất phát từ môi trường vĩ mô (môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ):
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh không có nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút nguồn nhân lực trình độ cao tuy
nhiên đây là hai thành phố lớn nhất trong cả nước tập trung đông dân cư, có các điều kiện về học tập, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, … là nơi có điều kiện, môi trường sống tốt, hiện đại thu hút lao động làm việc và học tập. Trong lĩnh vực y tế hầu hết các y bác sỹ đều muốn làm việc và công tác tại hai thành phố này, đây là môi trường có nhiều các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa lớn, là nơi đào tạo và thực hành hàng đầu trong đó người lao động trong ngành y tế được làm việc trong môi trường khoa học, được làm việc với nhiều người giỏi, có các đội ngũ chuyên gia hướng dẫn, tiếp xúc với nhiều mặt bệnh khác nhau để tăng cường nghiệp vụ chuyên môn, ứng dụng trang thiết bị hiện đại, cập nhật nhanh nhất tiến bộ khoa học công nghệ giúp trau dồi khả năng chuyên môn. Với đặc thù chuyên môn liên quan đến quá trình tiếp thu học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng làm việc, tay nghề chuyên môn của người thầy thuốc, đây là yếu tố rất quan trọng quyết định đến việc ngưười lao động sẽ lựa chọn nơi công tác để phát huy được tối đa khả năng lao động của bản thân.
- Các yếu tố có giá trị tinh thần khác như lòng yêu quê hương, đất nước, mong muốn đươc cống hiến bản thân và những giá trị tinh thần khác có tác động đến người lao động trong lựa chọn vị trí việc làm.
- Văn hóa xã hội và hệ thống pháp lý: Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, người lao động đã thay đổi tư duy để phù hợp với nền sản xuất công nghiệp hiện đại, nền kinh tế tri thức, thích ứng với kinh tế thị trường. hệ thống pháp lý Việt Nam cũng cho phép cơ chế tuyển dụng ngày càng cởi mở. Việc tuyển dụng cán bộ viên chức cũng ngày càng dễ dàng hơn đối với các bệnh viện. Chính vì vậy, việc tuyển dụng nhân lực trình độ cao giữa các bệnh viện ngày càng cạnh tranh. Đội ngũ nhân lực trình độ cao ngày càng có nhiều cơ hội để lựa chọn nơi làm việc phù hợp với chuyên môn, năng lực và điều kiện cá nhân. Vì vậy, các bệnh viện cần phải thích ứng với sự cạnh tranh về nguồn lực trước những thay đổi hiện nay.
- Mức độ cạnh tranh giữa các bệnh viện: Với chủ trương của Đảng và nhà nước là không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh để phục vụ nhân dân, các bệnh viên được mở ra ngày càng nhiều nhằm mục đích nâng cao tính cạnh tranh và từ đó nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chất lượng dịch vụ đối với nghành y tế. Trước đây, việc khám chữa bệnh được thực hiện như một sự ban ơn thì hiện nay khám chữa bệnh là một loại dịch vụ. Các bệnh viện cạnh tranh ngày càng khốc liệt để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế nhằm nâng cao nguồn thu cho bệnh viện.
Để thúc đẩy cạnh tranh, nhà nước cũng đã đề ra chủ trương tự chủ hóa tài chính đối với lĩnh vực y tế. Khi dịch vụ y tế bước vào giai đoạn cạnh tranh thì cũng là lúc cạnh tranh về nguồn nhân lực trình độ cao bước vào giai đoạn khốc liệt. Các cơ sở khám chữa bệnh không ngừng tìm cách để tuyển dụng những nhân lực trình độ cao để nâng danh tiếng cho bệnh viện, đồng thời cũng là nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đảm bảo nguồn thu cho bệnh viện.
Một thực tế đáng quan tâm đối với công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trình độ cao của các bệnh viện công lập hiện nay nữa là sự ra đời của rất nhiều các bệnh viện tư nhân. Người bệnh khi đến khám, điều trị tại các cơ sở y tế tư nhân được sử dụng các dịch vụ y tế hiện đại, sự chăm sóc tận tình, thủ tục hành chính đơn giản. Nhiều bác sỹ giỏi có xu hướng thích làm việc ở các bệnh viện tư nhân để được tiếp cận với các công nghệ hiện đại, học hỏi, nâng cao tay nghề, văn hóa làm việc cởi mở và có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp.
Tiểu kết
Trong chương này, tác giả đã trình bày các khái niệm về nguồn nhân lực và khái niệm cũng như đặc điểm về thể lực, trí lực và tâm lực của nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực y tế. Đặc điểm, vai trò, tầm quan trọng của nguồn nhân lực trình độ cao trong ngành y tế cũng đã được phân tích cụ thể trong chương này. Luận văn đã đi sâu phân tích các vấn đề về tuyển dụng nguồn nhân lực trình độ cao, bao gồm khái niệm, nguồn tuyển dụng và cách thức tuyển dụng. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuyển dụng nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực y tế cũng được đánh giá đầy đủ trong chương này. Các phân tích trong chương này là cơ sở lý luận để tác giả nghiên cứu thực trạng và giải pháp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 2.1. Tổng quan về ngành y tế tỉnh Nghệ An
2.1.1. Đặc điểm, tình hình ngành y tế tỉnh Nghệ An
Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, có diện tích lớn nhất Việt Nam, trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh. Nghệ An có nguồn khoáng sản được đánh giá là đa dạng. Như đá vôi, đá ốp lát, đá bazan, sắt, thiếc, than đá, than bùn...với trữ lượng lớn trên hầu hết các huyện thuộc tỉnh. Các ngành công nghiệp của tỉnh chủ yếu của tỉnh là xi măng, bia, đường... một số doanh nghiệp lớn như: Công ty Xi măng Hoàng Mai, Công ty Cổ phần Bia Nghệ An (Vida), Công ty Mía đường. Nghệ An được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh như khu nghỉ mát bãi tắm Cửa Lò, khu di tích Hồ Chí Minh, khu di tích đền Cuông... đây là một trong những lợi thế để Nghệ An phát triển ngành du lịch. Nghệ An là tỉnh có quy mô dân số lớn thứ
4 trong cả nước với hơn 3 triệu người, trong đó có gần 1,8 triệu lao động. Bình quân hàng năm số lao động đến tuổi bổ sung vào lực lượng lao động xấp xỉ 3 vạn người. Xét về cơ cấu, lực lượng lao động phần lớn là trẻ và sung sức, độ tuổi từ 15 – 24 chiếm 22,45%, từ 25 – 34 chiếm 14,16%; từ 35 – 44 chiếm 13% và từ 45 – 54 chiếm 8,71%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 35,7%.
Hiện nay Nghệ An là tỉnh có hệ thống y tế khá hoàn chỉnh với hệ thống các cơ quan ở đầy đủ các tuyến như:
Cơ quan quản lý Nhà nước: Văn phòng Sở Y tế; 2 Chi cục trực thuộc Sở: Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm;
Mạng lưới khám chữa bệnh của tỉnh Nghệ An:
Đơn vị công lập gồm: 12 bệnh viện tuyến tỉnh, 17 bệnh viện tuyến huyện, 02 hòng khám đa khoa khu vực, 480 trạm y tế;
Đơn vị ngoài công lập gồm: 14 bệnh viện, 28 phòng khám đa khoa, 276 phòng khám chuyên khoa và các loại hình khác;
Đơn vị Bộ, ngành gồm: Bệnh viện Quân Y 4, Bệnh viện Phong – Da liễu Quỳnh Lập, bệnh viện Giao thông vận tại Vinh, Bệnh viện Công an tỉnh và Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh.
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y khoa Vinh;
Các doanh nghiệp: Có trên 30 doanh nghiệp Dược và thiết bị y tế;
Các đơn vị khác: Ban bảo vệ sức khoẻ cán bộ tỉnh; Trung tâm giám định Y khoa; Trung tâm giám định pháp y; Trung tâm giám định Pháp y – Tâm thần.
Tuy nhiên, năng lực hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở còn nhiều hạn chế, bất cập đặc biệt tại các huyện nghèo miền núi, vùng cao tỉnh Nghệ An kinh tế còn chậm phát triển, đời sống người dân còn hết sức khó khăn như các huyện Quế Phong, Thanh Chương, Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳ châu....
Mạng lưới y tế khu vực này còn không ít khó khăn, bất cập. Đội ngũ nhân viên y tế còn thiếu về số lượng và yếu về năng lực, cho nên chất lượng khám, chữa bệnh tại một số trạm y tế và cả bệnh viện đa khoa huyện còn nhiều hạn chế như vấn đề trong khám bệnh, chữa bệnh, chuyển giao các kỹ thuật mới và khó từ tuyến trên về tuyến dưới còn chậm và lúng túng; việc giải thích, tư vấn cho người bệnh và người nhà chưa thấu đáo khi phải chuyển tuyến, thái độ y đức kém của một bộ phận cán bộ nhân viên chưa được khắc phục. Nghệ An hiện có 480 xã, trong khi số bác sĩ là người địa phương chỉ có 290 người. Ðáng chú ý, phần lớn các huyện miền núi vùng cao, số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đến nay mới chiếm 25% đến 30%. Ðây cũng là yếu tố giải thích vì sao ở các huyện miền núi tỷ lệ trẻ trong độ tuổi bị suy dinh dưỡng còn ở mức 24 đến 28% (cả nước là 18%).
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Nghệ An tổng số giường bệnh kế hoạch đến 31/12/2020 của các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện và các trung tâm y tế, chi cục thuộc quản lý của Sở Y tế Nghệ An: 8.266 giường bệnh. Tổng số nhân lực tại các đơn vị y tế công lập và ngoài công lập 12.060 người trong đó: 10.415 người (chiếm 86,3%) thuộc các đơn vị y tế công lập gồm 1.768 bác sỹ, 104 dược sỹ đại học, 552 dược sỹ cao đẳng và trung học, 54 cử nhân y tế công cộng, 1.313 y sỹ, 3.468 điều dưỡng, 912 hộ sinh, 525 kỹ thuật viên, 1.719 cán bộ có trình độ khác; Các đơn vị y tế ngoài công lập có 1.645 người (chiếm 13,7%) gồm: 394 bác sỹ, 644 điều dưỡng, 3 dược sỹ đại học, 12 dược sỹ cao đẳng và trung học, 193 kỹ thuật viên.
Thực hiện Quyết định số 97/2007/QĐ-UBND ngày 28/8/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về phê duyệt đề án xây dựng Trung tâm y tế kỹ thuật cao khu vực Bắc Trung bộ. Nghệ An hiện đang thúc đẩy phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực, mở rộng nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, dạy nghề, … thực hiện tốt chủ trương xây dựng thành phố Vinh nói riêng và Nghệ An nói chung trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa và dịch vụ giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân.
2.1.2. Các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Theo Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND ngày 11/7/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế tỉnh Nghệ An. Sở Y tế tỉnh Nghệ An quản lý mạng lưới y tế cơ sở trên địa bàn với 39 bệnh viện, trong đó có 12 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, 17 bệnh viện đa khoa tuyến huyện; 16 trung tâm y tế và 2 chi cục. Cụ thể:
Sở Y tế Nghệ An Bệnh viện tuyến tỉnh (Gồm 12 đơn vị) Bệnh viện tuyến huyện (Gồm 17 đơn vị) Trung tâm y tế (16 đơn vị) Chi cục (2 đơn vị)
Hình 2. 1. Sơ đồ các đơn vị thuộc quản lý của Sở Y tế Nghệ An
Trong đó:
Các Bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh
- Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh 12 đơn vị gồm có: + Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh.
+ Bệnh viện Sản nhi; + Bệnh viện Ung bướu;
+ Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình; + Bệnh viện Nội tiết;
+ Bệnh viện Mắt; + Bệnh viện Tâm thần;
+ Bệnh viện Lao và bệnh Phổi; + Bệnh viện Y học cổ truyền; + Bệnh viện Phục hồi chức năng.
+ Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Bắc; + Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Nam.
- Các bệnh viện đa khoa tuyến huyện 17 đơn vị gồm có: + Bệnh viện Thành phố Vinh;
+ Bệnh viện Nghi Lộc; + Bệnh viện Diễn Châu; + Bệnh viện Quỳnh Lưu; + Bệnh viện Thanh Chương; + Bệnh viện Đô Lương; + Bệnh viện Yên Thành.
+ Bệnh viện Kỳ Sơn;
+ Bệnh viện Tương Dương; + Bệnh viện Anh Sơn; + Bệnh viện Nam Đàn; + Bệnh viện Hưng Nguyên; + Bệnh viện Quỳ Hợp; + Bệnh viện Quỳ Châu; + Bệnh viện Quế Phong; + Bệnh viện Tân Kỳ; + Bệnh viện Cửa Lò;
Các Trung tâm y tế công lập trên địa bàn tỉnh 16 đơn vị gồm có:
+ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An.
+ Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm; + Trung tâm Pháp y;
+ Trung tâm Giám định Y khoa;
+ Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ. + Trung tâm Y tế Thị xã Hoàng Mai;
+ Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Đàn. + Trung tâm Y tế huyện Thanh Chương; + Trung tâm Y tế huyện Đô Lương; + Trung tâm Y tế huyện Con Cuông; + Trung tâm Y tế huyện Nghi Lộc; + Trung tâm Y tế huyện Diễn Châu; + Trung tâm Y tế huyện Quỳnh Lưu; + Trung tâm Y tế huyện Thành phố Vinh; + Trung tâm Y tế huyện Thị xã Thái Hòa; + Trung tâm Y tế huyện Yên Thành.
Các chi cục trực thuộc quản lý của Sở Y tế Nghệ An.
+ Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; + Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao dựa trên có sở dữ liệu thu thập được của ngành y tế về 12 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, 17 bệnh viện đa khoa tuyến huyện trong đó có: 11 bệnh viện có trụ sở tại thành phố Vinh và 18 bệnh viện (phân bổ tại 3 thị xã và 17 huyện) thuộc các huyện trong toàn tỉnh.
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực trình độ cao tại các Bệnh viện công lậptrên địa bàn tỉnh Nghệ An trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Mạng lưới khám chữa bệnh của tỉnh Nghệ An: Đơn vị công lập gồm: 12 bệnh viện tuyến tỉnh, 17 bệnh viện tuyến huyện, 02 hòng khám đa khoa khu vực, 480 trạm y tế; Đơn vị ngoài công lập gồm: 14 bệnh viện, 28 phòng khám đa khoa, 276 phòng khám chuyên khoa và các loại hình khác; Đơn vị Bộ, ngành gồm: Bệnh viện Quân Y 4, Bệnh viện Phong – Da liễu Quỳnh Lập, bệnh viện Giao thông vận tại Vinh, Bệnh viện Công an tỉnh và Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh.
Tổng số giường bệnh kế hoạch đến 31/12/2020 của các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện và các trung tâm y tế, chi cục thuộc quản lý của Sở Y tế Nghệ An: 8.266 giường bệnh. Tổng số nhân lực tại các đơn vị y tế công lập và ngoài công lập 12.060 người trong đó: 10.415 người (chiếm 86,3%) thuộc các đơn vị y tế công lập gồm 1.768 bác sỹ, 104 dược sỹ đại học, 552 dược sỹ cao đẳng và trung học, 54 cử nhân y tế công cộng, 1.313 y sỹ, 3.468 điều dưỡng, 912 hộ sinh, 525 kỹ thuật viên, 1.719 cán bộ có trình độ khác; Các đơn vị y tế ngoài công lập có 1.645 người (chiếm 13,7%) gồm: 394 bác sỹ, 644 điều dưỡng, 3 dược sỹ đại học, 12 dược sỹ cao đẳng và trung học, 193 kỹ thuật viên.
Theo thống kê của ngành y tế tỉnh Nghệ An năm 2020 số cán bộ viện chức tại các đơn vị y tế công lập trên địa bàn tỉnh.
Bảng 2. 1. Số lượng bác sỹ, dược sỹ tại các đơn vị y tế công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2020 STT Khối y tế Khối Trung 1 tâm y tế, các chi cục Khối các bệnh 2 viện tuyến tỉnh Khối các bệnh