6. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Cầu Giấy
a. Tình hình huy động vốn
Vốn huy động của ngân hàng thương mại là giá trị tiền tệ mà các ngân hàng thương mại (NHTM) huy động được trên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nguồn vốn khác. Bộ phận vốn huy động có ý nghĩa quyết định khả năng hoạt động của mỗi NHTM.
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2018-2020
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Nguồn vốn huy động 1. Theo loại tiền - Việt Nam đồng - Ngoại tệ (quy VND) 2. Theo tính chất tiền gửi - Tổ chức kinh tế
- Tiền gửi dân cư 3. Theo kỳ hạn - Không kỳ hạn - Dưới 12 tháng - 12 tháng trở lên
Nguồn: BIDV - Chi nhánh Cầu Giấy
Từ Bảng 2.1, số liệu về tình hình huy động vốn qua 3 năm 2018-2020 cho thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của ngân hàng đang có dấu hiệu chậm lại,
tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2020 chỉ 4,05% giảm nhiều so với giai đoạn 2018-2019 là 10,9%.
b. Kết quả hoạt động kinh doanh
Năm 2020, trong bối cảnh nền kinh tế và ngành ngân hàng còn nhiều khó khăn dưới tác động của dịch Covid-19, BIDV đã nỗ lực hoàn thành vai trò của một trong những ngân hàng tiên phong trong hệ thống, nghiêm túc thực hiện các chủ trương của NHNN, góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của ngành và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2018-2020
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
I. Thu nhập
1. Thu từ lãi
2. Thu từ các hoạt động dịch vụ 3. Lãi từ kinh doanh ngoại hối 4. Các khoản thu nhập bất thường II. Chi phí
1. Chi trả lãi
2. Chi phí huy động vốn
3. Chi phí dịch vụ thanh toán và
ngân quỹ
4. Chi phí hoạt động khác III. Lợi nhuận
Nguồn: BIDV - Chi nhánh Cầu Giấy
yếu từ việc lấy tiền gửi của bên này và cho bên khác vay. Vì vậy, NHTM nói chung và BIDV nói riêng đều có khoản thu chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập là từ hoạt động thu lãi cho vay và các hoạt động dịch vụ, chiếm hơn 90% tổng thu nhập.
Thu nhập năm 2020, 2019 tăng so với năm 2018 chủ yếu là do BIDV - Chi nhánh Cầu Giấy đã tích cực chuyển đổi định hướng kinh doanh từ ngân hàng bán buôn sang hoàn thiện mô hình bán lẻ, cung ứng các dịch vụ gia tăng khoản thu từ dịch vụ. Bên cạnh đó, BIDV - Chi nhánh Cầu Giấy đã tích cực tăng trưởng dư nợ tín dụng kết hợp thực hiện công tác thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng làm cho khoản thu nhập bất thường tăng lên đáng kể trong hai năm 2019 và 2020. Trong khi đó do lãi suất huy động sau nhiều lần điều chỉnh lãi suất đưa về mức thấp nhất trong 05 năm gần đây với lãi suất trung bình 5% đã làm cho tổng chi phí của ngân hàng giảm 1 tỷ đồng. Năm 2019 được coi là năm khó khăn đối với ngành ngân hàng bởi: tỉ lệ lạm phát tăng cao, tác động của dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến mọi thành phần trong nền kinh tế, lợi nhuận của các ngân hàng hầu hết đều sụt giảm, chỉ đạt 30-70% kế hoạch đề ra ban đầu, thậm chí có nhiều tổ chức tín dụng kinh doanh thua lỗ. Trong khi đó, với năng lực điều hành của ban lãnh đạo, sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên, BIDV - Chi nhánh Cầu Giấy đã làm tốt công tác thẩm định, sàng lọc khách hàng, thu hồi nợ dễ dàng nên vẫn duy trì được mức lợi nhuận, tăng 4.8% so với cùng kỳ năm trước. Bước qua năm 2020, khi nền kinh tế dần ổn định mặc dù vẫn chịu tác động nặng nền của dịch Covid-19, khắc phục được những khó khăn gặp phải, mở rộng hoạt động kinh doanh, phát triển thị trường, BIDV - Chi nhánh Cầu Giấy đã tăng trưởng mức lợi nhuận trở lại, tăng 26,1% so với năm 2019, đây là một kết quả tốt mà ngân hàng đã làm được, tuy nhiên ngân hàng cần có những biện pháp để tiếp tục hạn chế rủi ro và duy trì mức tăng trưởng của mình.