Ưu nhược điểm khi sử dụng chỉ tiêu Thv để lựa chọn phương án đầutư

Một phần của tài liệu Bài giảng Lập và thẩm định dự án đầu tư: Phần 1 (Trang 80 - 81)

- Chỉ số an toàn của dự án

b.Ưu nhược điểm khi sử dụng chỉ tiêu Thv để lựa chọn phương án đầutư

- Ưu điểm

+ Dễ áp dụng và khuyến khích các dự án có thời gian hoàn vốn nhanh.

+ Độ tin cậy tương đối cao: Vì thời gian hoàn vốn là những năm đầu khai thác nên mức độ bất trắc ít hơn những năm sau, các số liệu những năm đầu có độ tin cậy cao hơn những năm sau.

+ Thv giúp cho các nhà đầu tư thấy rõ đến bao giờ thu hồi đủ vốn. Do đó họ có thể quyết định có nên đầu tư hay không.

Với những ưu điểm trên, chỉ tiêu Thv bắt buộc phải tính toán khi lập dự án đầutư. - Nhược điểm

+ Không cho biết thu nhập của dự án sau khi đã hoàn vốn.

+ Nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu này để lựa chọn phương án nhiều khi sẽ dẫn đến quyết đínhai lầm khi chọn phương án có Thv nhỏ nhất. Vì có thể có những phương án có Thv dài hơn nhưng thu nhập về sau lại cao hơn thì vẫn có thể là phương án tốt.

Chương 2 – Lập dự án đầu tư ___________________________________________________________________________

+ Thv vẫn phụ thuộc vào tỷ suất chiết khấu tính toán. Nếu r càng lớn thì Thv càng dài và ngược lại. Vì vậy cần phải chọn tỷ suất chiết khấu sao cho phù hợp với từng dự án xem xét. Với những ưu nhược điểm trên, chỉ tiêu Thvcó lúc không đánh giá chính xác hiệu quả đầu tư. Do vậy trong phân tích so sánh lựa chọn phương án cần phải kết hợp với các chỉ tiêu hiệu quả khác như NPV, B/C, IRR...

2.4.2. Lựa chọn phƣơng án đầu tƣ theo khía cạnh kinh tế- xã hội

Đứng trên góc độ lợi ích kinh tế xã hội để lựa chọn phương án tối ưu cần phải dựa vào việc phân tích hiệu quả kinh tế xã hội theo tổng hợp đa mục tiêu (gọi là phân tích hiệu quả tổng hợp). Bởi xuất phát từ chỗ các dự án khi đi vào hoạt động tùy theo tích chất của chúng mà chúng ta có thể đáp ứng các mục tiêu khác nhau ở những mức độ khách nhau cũng như với việc sử dụng những nguồn lực khác nhau. Các tác động của các dự án đầu tư đối với các mục tiêu khác nhau sẽ được phản ánh ở các khía cạnh khác nhau. Những khía cạnh tác động này có thể bổ sung thêm cho các khía cạnh tác động khác và cũng có thể làm giảm tác động của các khía cạnh khác. Ví dụ một dự án đáp ứng tốt mục tiêu này song có thể tác động không thuận lợi tới việc thực hiện những mục tiêu khác. Chẳng hạn một dự án tạo ra nhiều giá trị gia tăng thuần túy nhưng có thể chỉ tạo ra ít việc làm cho người lao động…

Vì vậy để đánh giá so sánh lựa chọn phương án tối ưu trên góc độ kinh tế xã hội, các nhà kinh tế đưa ra một số phương pháp tính chỉ tiêu tổng hợp để phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của từng dự án đầu tư như phương pháp tính số bình quân nhiều chiều, phương pháp cho điểm, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia... Song ở phần này đề cập tới một phương pháp đơn giản, dễ áp dụng trong đánh giá tổng hợp hiệu quả của các dự án đầu tư và nó được sử dụng như một công cụ trợ giúp cho việc lựa chọn và ra quyết định đầu tư.

Một phần của tài liệu Bài giảng Lập và thẩm định dự án đầu tư: Phần 1 (Trang 80 - 81)