Lịch trình thực hiện dự án

Một phần của tài liệu Bài giảng Lập và thẩm định dự án đầu tư: Phần 1 (Trang 37 - 39)

Việc lập lịch trình thực hiện từng hạng mục công trình, từng công việc trong mỗi hạng mục công trình của dự án phải đảm bảo làm sao cuối cùng dự án có thể bắt đầu đi vào sản xuất hoặc hoạt động đúng thời gian dự định. Đối với dự án quy mô lớn, có nhiều hạng mục công trình, kỹ thuật xây dựng phức tạp, để lập lịch trình thực hiện dự án đòi hỏi phải phân tích một cách hệ thống và có phương pháp. Cụ thể là phải liệt kê, sắp xếp, phân tích nhằm xác định:

- Thời gian cần phải hoàn thành từng hạng mục công trình và cả công trình.

- Những hạng mục nào phải hoàn thành trước, những hạng mục nào có thể làm sau, những hạng mục, công việc nào có thể làm song song.

- Ngày khởi sự hoạt động sản xuất.

Ví dụ, lịch trình thực hiện của nhà máy sản xuất xi măng được trình bày như ở bảng dưới đây

Bảng 2.1: Tiến độ thực hiện đầu tư

Các công việc

2015 2016 2017 …. 20nn

1- Tìm nguồn tài trợ 2- Xin cấp đất

3- Chuẩn bị mặt bằng

4- Xây dựng phân xưởng sản xuất 5- ---

6- Bắt đầu sản xuất

2.2. LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƢ THEO KHÍA CẠNH TÀI CHÍNH

2.2.1. Mục đích, vai trò, yêu cầu của nghiên cứu khía cạnh tài chính dự án đầu tƣ 1- Mục đích 1- Mục đích

Nghiên cứu khía cạnh tài chính là một nội dung kinh tế quan trọng trong quá trình lập dự án đầu tư. Nghiên cứu khía cạnh tài chính nhằm đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư về mặt tài chính thông qua việc:

Chương 2 – Lập dự án đầu tư ___________________________________________________________________________

- Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện có hiệu quả dự án đầu tư (xác định quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, các nguồn tài trợ cho dự án)

- Dự tính các khoản chi phí, lợi ích và hiệu quả hoạt động của dự án đầu tư trên góc độ hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án đầu tư. Có nghĩa là xem xét những chi phí sẽ phải thực hiện kể từ khi lập cho đến khi kết thúc dự án, xem xét những lợi ích mà đơn vị thực hiện dự án sẽ thu được do thực hiện dự án. Trên cơ sở đó xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.

- Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu tư. Độ an toàn về mặt tài chính được thể hiện:

+ An toàn về nguồn vốn huy động

+ An toàn về khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng tài trợ

+ An toàn các kết quả tính toán hay nói một cách khác là xem xét tính chắc chắn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án đầu tư khi các yếu tố khách quan tác động theo

hướng không có lợi.

2- Vai trò

Nghiên cứu khía cạnh tài chính có vai trò quan trọng không chỉ đối với chủ đầu tư mà còn cả đối với các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư của Nhà nước, các cơ quan tài trợ vốn cho dự án.

- Đối với chủ đầu tư

Nghiên cứu khía cạnh tài chính cung cấp thông tin cần thiết để chủ đầu tư đưa ra quyết định có nên đầu tư không vì mục tiêu của các tổ chức và các cá nhân đầu tư là việc đầu tư vào đâu để đem lại lợi nhuận thích đáng nhất. Ngay cả đối với các tổ chức kinh doanh phi lợi nhuận, nghiên cứu khía cạnh tài chính cũng là một trong những nội dung được quan tâm. Các tổ chức này cũng muốn chọn được những giải pháp thuận lợi dựa trên cơ sở chi phí tài chính rẻ nhất nhằm đạt được phục tiêu cơ bản của mình.

- Đối với cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư của Nhà nước

Nghiên cứu khía cạnh tài chính là một trong những căn cứ quan trọng để các cơ quan này xem xét cho phép đầu tư đối với các dự án sử dụng nguồn vốn của Nhà nước.

- Đối với các cơ quan tài trợ vốn cho dự án

Nghiên cứu khía cạnh tài chính là căn cứ quyết định tài trợ vốn cho dự án. Dự án chỉ có khả năng trả nợi khi dự án đó phải được đánh giá là khả thi về mặt tài chính. Có nghĩa là dự án đó phải đạt được hiệu quả tài chính và có độ an toàn cao về mặt tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nghiên cứu khía cạnh tài chính là cơ sở để tiến hành nghiên cứu khía cạnh kinh tế - xã hội.

Chương 2 – Lập dự án đầu tư ___________________________________________________________________________

Cả hai nội dung phân tích trên đều phải dựa trên việc so sánh các lợi ích thu được và các khoản chi phí phải bỏ ra. Song nghiên cứu khía cạnh tài chính chỉ xem xét đến những chi phí và những lợi ích sát thực đối với các cá nhân và tổ chức đầu tư. Còn nghiên cứu khía cạnh kinh tế - xã hội thì các khoản chi phí và lợi ích được xem xét trên góc độ của nền kinh tế, xã hội. Do đó dựa trên những chi phí và lợi ích trong nghiên cứu khía cạnh tài chính tiến hành điều chỉnh để phản ánh những chi phí cũng như những lợi ích mà nền kinh tế và xã hội phải bỏ ra hay thu được.

Một phần của tài liệu Bài giảng Lập và thẩm định dự án đầu tư: Phần 1 (Trang 37 - 39)